:::

Tìm hiểu nguồn gốc và phong tục ngày Tết cổ truyền của người Đài Loan

Tìm hiểu nguồn gốc và phong tục ngày Tết cổ truyền của người Đài Loan. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Tìm hiểu nguồn gốc và phong tục ngày Tết cổ truyền của người Đài Loan. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Từ ngày 20/1 đến 29/1 là kỳ nghỉ Nguyên đán dài ngày tại Đài Loan, nhằm giúp Tân di dân và lao động di trú hiểu hơn về phong tục tập quán trong ngày Tết truyền thống của người Đài Loan, trong bài viết này Thời báo Tân di dân toàn cầu xin phép tổng hợp lại lịch sử và văn hóa đặc trưng liên quan đến ngày lễ này.

 

Định nghĩa Tết

Tết được xem là năm mới tính từ “Lịch âm truyền thống” của người xưa, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới. Tết Âm lịch có tổng cộng 16 ngày, được tính từ “Giao thừa” là ngày cuối cùng của năm cũ, cho đến “Tết Nguyên Tiêu” diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán có nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó “年獸” (Tạm dịch: Quái thú Niên) được biết đến rộng rãi hơn cả.

Huyền thoại về Niên

Truyền thuyết kể lại rằng, cứ mỗi dịp Tết đến, con quái thú Niên sẽ đến để phá hoại dân làng. Trong nhiều lần giao chiến, người dân phát hiện Niên không chỉ sợ màu đỏ và lửa mà còn sợ hãi những âm thanh cực lớn. Từ đó, mỗi năm khi quái thú sắp đến, nhà nhà đều sẽ dán câu đối đỏ, đốt pháo hoa, để xua đuổi quái thú tàn ác và bảo vệ người thân, gia đình.

Phong tục trong đêm Giao thừa

Trong đêm giao thừa, ngoài cúng bái tổ tiên, người Đài Loan còn trở về nhà đoàn tụ với gia đình, ăn bữa cơm tất niên cuối năm. Mỗi món ăn trong bữa cơm đều tượng trưng cho những ý nghĩa riêng, như 年糕 (Bánh gạo) ngụ ý được thăng chức thăng quan, 長年菜 (Rau trường thọ) tượng trưng cho sống lâu, trường thọ, 魚 (Cá) mang ý nghĩa cả năm được dư giả, đủ đầy. Ngoài ra, con cháu trong nhà sẽ gửi đến ông bà cha mẹ những lời chúc tốt đẹp, để nhận được những bao lì xì đỏ chót trong dịp đầu năm. Vào đêm này, con cháu cũng sẽ tiến hành “守歲” (Đón giao thừa) thức muộn có ý nghĩa cầu mong cho trưởng bối trong gia đình được sống lâu sống khỏe.

 

Tập tục ngày Tết

Vào mùng 1 đầu năm, người dân sẽ mặc quần áo mới, đến nhà họ hàng và bạn bè để chúc tết, hơn nữa vào ngày này người Đài Loan cũng sẽ đến các ngôi chùa để thắp hương và cầu cho năm mới được bình an, vạn sự như ý. Vào mùng 2 hằng năm, con gái đã kết hôn sẽ cùng chồng và con cái về nhà mẹ đẻ ăn Tết. Tuy nhiên, ngày nay sự bình đẳng về giới tính đã khiến cho tập tục này bị thay đổi đáng kể, thời gian về nhà mẹ đẻ sẽ được quyết định dựa trên sự thống nhất của hai vợ chồng. Mùng 4 hằng năm, từ 1 đến 4 giờ chiều là thời gian nghênh đón thần thánh, người dân cũng sẽ An Thái Tuế hay thắp đèn Quang Minh để cầu bình an. Vào mùng 5, các tiệm hàng quán sẽ bắt đầu khai trương trở lại, bởi vì người ta tin rằng nếu cúng bái Thần Tài vào ngày này thì sẽ có được nhiều tài lộc.

Những ngày cuối của Tết Âm lịch

Tết Nguyên Tiêu là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, tượng trưng cho mùa xuân tới và cũng là thời điểm kết thúc của Tết Nguyên Đán. Trước và sau Nguyên Tiêu khắp nơi ở Đài Loan sẽ tổ chức lẽ hội đèn lồng, ngoài ra còn có các tập tục như giải câu đố, ăn bánh trôi... Nhiều chùa miếu ở Đài Loan cũng sẽ tổ chức các hoạt động liên quan, bao gồm thả đèn trở ở Pingxi, lễ rước hành hương Ma Tổ.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading