【Thời báo Di dân mới toàn cầu】hợp tác với đài phát thanh IC Voice FM97.5 【新生報到-我們在台灣】(Sinh viên mới báo danh - Chúng tôi ở Đài Loan) để cho ra mắt một loạt câu chuyện thú vị về những di dân mới đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Trong bài viết này, hãy cùng đón đọc câu chuyện của cô Trần Thu Ngâm (陳秋吟), một di dân mới đến từ Indonesia, không chỉ nói được tiếng Hoa, tiếng địa phương của Triều Châu, tiếng dân tộc Khách Gia, hiện tại cô còn đang học thêm tiếng Đài. Quê của cô Trần Thu Ngâm là ở đảo Kalimantan - Kota Pontianak - Indonesia. Điều đặc biệt nhất là nơi đây được coi như "biên giới xuyên quốc gia", chỉ cần di chuyển bằng ô – tô là có thể đến Malaysia du lịch. Cô Trần Thu Ngâm cho biết: "Trong thời gian học đại học, bố tôi muốn cả gia đình luôn được ở bên nhau nên cả gia đình đã chuyển đến Jakarta. Jakarta không chỉ là thủ đô của Indonesia, mà còn là thành phố lớn nhất ở Indonesia. Nơi đây có rất nhiều cơ hội học tập và việc làm, cuộc sống cũng khá tiện lợi”.
Xem thêm: Phiên dịch viên Ida - cầu nối vững chắc cho tình hữu nghị giữa Đài Loan và Indonesia
Cô Trần Thu Ngâm là một người rất thích đi du lịch, cô ấy đã từng đến Úc để làm việc trong một năm. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Trần Thu Ngâm là một người rất thích đi du lịch, cô ấy đã từng đến Úc để làm việc trong một năm, khi nhắc đến quãng thời gian đó, cô cho biết: "Lúc đó, tôi không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn rất chăm chăm chỉ đi du lịch khắp nơi vào những ngày nghỉ”. Điều này cũng giúp cho trình độ tiếng Anh của cô ngày càng tốt hơn và quen biết nhiều người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới.
Tham gia khóa học, cô Trần Thu Ngâm đã nấu hai món đó là “彩虹奶奶” (Sữa cầu vồng) và “水潤爺爺” (Thủy nhuận gia gia). (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Không chỉ thích đi du lịch, cô Trần Thu Ngâm còn thích công việc nấu nướng, vì vậy cô đã đăng ký khóa học hướng dẫn nấu ăn tại Trung tâm Dịch vụ gia đình di dân mới của thành phố Tân Trúc, cô rất nghiêm túc và chăm chỉ trong giờ học, ghi chép lại các nguyên liệu và quy trình chế biến của từng món ăn bằng tiếng Hoa. Cô Trần Thu Ngâm bày tỏ: “Làm việc gì thì cũng phải hết mình, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm”, đây cũng là triết lý sống của cô. Tham gia khóa học, cô Trần Thu Ngâm đã nấu hai món đó là “彩虹奶奶” (Sữa cầu vồng) và “水潤爺爺” (Thủy nhuận gia gia). Món “Sữa cầu vồng” được làm bằng thạch nhiều màu sắc, chôm chôm Indonesia, trái cây đóng hộp và nước cốt dừa. Món “Thủy nhuận gia gia” là đặc sản của Tân Trúc, được kết hợp với mứt dừa Indonesia nấu với lòng đỏ trứng và nước cốt dừa.
Cô Trần Thu Ngâm bày tỏ: “Làm việc gì thì cũng phải hết mình, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm”, đây cũng là triết lý sống của cô. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Để con mình được vào học trong trường tốt và tiếp thu nền giáo dục có chất lượng, cô Trần Thu Ngâm đã học lái xe, lấy bằng lái xe, mua ô tô... mỗi ngày đều đích thân lái xe vào trong thành phố Tân Trúc để đưa đón con gái đi học. Sau khi con gái vào cấp III, cô Trần Thu Ngâm bắt đầu tự thu xếp cuộc sống và làm phong phú thêm cho bản thân. Chỉ cần biết được có khóa học mà mình yêu thích là cô sẽ đăng ký tham gia, học hỏi kiến thức mới và tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Ngoài ra cô cũng là một giáo viên dạy tiếng Indonesia để giúp thêm nhiều con em của di dân mới tìm hiểu về văn hóa Indonesia. Cô cũng tiết lộ rằng hiện tại cô đang có ý định khởi nghiệp và mở một quán ăn Indonesia, để nhiều bạn bè Đài Loan có thể thưởng thức các món ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống của Indonesia.