Trước đó, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo thuyết minh, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết, và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và KT-XH.
"Đến nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã được hoàn thiện và tương thích với Công ước số 105, đủ độ "chín muồi" để Việt Nam gia nhập Công ước này", Bộ trưởng nhấn mạnh
Đối tượng hướng đến của Công ước số 105 là người lao động. Vì vậy, việc phê chuẩn Công ước và thực thi hiệu quả việc xóa bỏ lao động cưỡng bức trên thực tế sẽ góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ lao động, tạo ra môi trường lao động ổn định, hài hòa để người lao động yên tâm làm việc và nâng cao hiệu quả lao động", ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh và cho biết thêm, việc gia nhập Công ước số 105 trên hết và trước hết là vì lợi ích của chính chúng ta.
Để trình Quốc hội phê chuẩn Công ước hôm nay, chúng ta đã có sự chuẩn bị rất chủ động, bài bản và xác định lộ trình rất rõ ràng từ cách đây 5 năm, chứ không phải do bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.
Việc tham gia các công ước, hiệp định EVFTA cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động và các bên quan hệ lao động.
Chính vì thế, gia nhập và thực hiện Công ước số 105 của ILO góp phần bảo đảm môi trường kinh doanh quốc gia lành mạnh, công bằng.
"Việc không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ được coi là một thành phần của "giấy thông hành", giúp hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu, nhất là thị trường EU và Hoa Kỳ", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Đây là lợi ích lớn có được từ việc gia nhập và thực hiện Công ước số 105. Điều đó góp phần tạo nên những tác động để điều kiện làm việc được cải thiện theo hướng tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững.
Nguồn: baodansinh