Theo bài đăng trên Radio Taiwan International cho biết, vào ngày 24/3 Sở Phát triển nguồn nhân lực Bộ Lao động ra thông cáo báo chí cho biết, sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán, có rất nhiều lao động di trú đến Đài Loan làm việc, gần đây thường xuyên nhận được nhiều cuộc điện thoại của chủ sử dụng lao động hỏi về việc ai phải chi trả chi phí kiểm dịch của lao động di trú. Sở Phát triển nguồn nhân lực nhắc nhở, chăm lo cho cuộc sống của lao động di trú là trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, chủ sử dụng lao động phải sắp xếp đầy đủ việc kiểm dịch của lao động di trú đồng thời chịu trách nhiệm chi trả chi phí kiểm dịch, nếu chủ sử dụng lao động trừ chi phí kiểm dịch từ lương hoặc yêu cầu lao động di trú phải trả bù khoản chi phí kiểm dịch, là đã phạm luật.
Xem thêm: Tân Bắc, Cao Hùng hủy bỏ chính sách miễn phí thuê xe đạp Youbike trong 30 phút đầu
Sở Phát triển nguồn nhân lực giải thích, lao động di trú được chủ sử dụng lao động tuyển dụng theo quy định của pháp luật, kể từ sau khi nhập cảnh, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm lo liệu cho cuộc sống của lao động di trú, chi phí phát sinh trong thời gian lao động di trú thực hiện kiểm dịch cũng do chủ sử dụng lao động chi trả. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động có thể ủy quyền cho công ty môi giới thay mặt sắp xếp, nhưng bất kể ở tại cơ sở kiểm dịch của nhà nước hay do chủ sử dụng lao động tự chuẩn bị hoặc giao cho công ty môi giới làm thay, thì chi phí kiểm dịch đều là do chủ sử dụng lao động chi trả.
Radio Taiwan International cũng cho biết, nếu chủ sử dụng lao động thu phí kiểm dịch của lao động di trú, hoặc có nghi vấn không trả đầy đủ tiền lương, nếu qua xác minh là đúng sự thật, cao nhất có thể bị phạt tới 300 nghìn Đài tệ và hủy giấy phép tuyển dụng và sử dụng lao động của chủ sử dụng; nếu công ty môi giới thu tiền của lao động di trú, cao nhất sẽ phạt gấp 20 lần số tiền thu trội và phạt công ty môi giới phải tạm ngừng hoạt động một năm trở xuống.
Xem thêm: Đài Trung tuyên truyền quyền thừa kế bất động sản bảo vệ quyền lợi người di dân mới
Sở Phát triển nguồn nhân lực nhấn mạnh, người được lĩnh trợ cấp phòng dịch là người thực hiện kiểm dịch, mà không trả trợ cấp cho chủ sử dụng lao động, chủ sử dụng lao động hoặc công ty môi giới nếu thu khoản tiền này từ lao động di trú, Sở Phát triển nguồn nhân lực sẽ giao cho chính quyền địa phương xác minh xử phạt.
Radio Taiwan International cũng cho biết thêm, để đảm bảo sự an toàn phòng dịch và sức khỏe cho người dân, Sở Phát triển nguồn nhân lực sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm chỉ đạo và phòng chống dịch bệnh áp dụng các biện pháp kiểm dịch đối với lao động di trú nhập cảnh Đài Loan, hiện nay lao động di trú diện sang Đài Loan làm việc tại gia đình và các cơ sở điều dưỡng, lao động di trú quay lại Đài Loan sau thời gian nghỉ phép, theo quy định lao động Philippines phải ở tại các cơ sở cách ly kiểm dịch tập trung của chính phủ, còn lao động di trú làm việc thuộc khối ngành công nghiệp đến từ Thái Lan và Việt Nam sẽ ở tại địa điểm cách ly kiểm dịch do chủ sử dụng lao động bố trí. Theo Sở Phát triển nguồn nhân lực thống kê, từ ngày 17/3/2020 đến cuối tháng 2 năm 2021, tổng số lao động di trú thực hiện kiểm dịch đã vượt trên 54.000 người.