Theo bài đăng trên trang Du lịch Việt Nam cho biết, nghệ thuật múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ tại Việt Nam, trở thành một phần quan trọng của văn hóa đất nước, làm phong phú bức tranh văn hóa Việt Nam.
Múa rối nước được cho là đã xuất hiện từ trước thế kỷ 10, từ trò chơi tạo hình của người nông dân. Trước đây, họ thường đẽo cây để tạo ra các con rối với hình hài thô sơ, sau hoàn thiện dần và biểu diễn cả trên mặt nước mà không qua bất kỳ trường lớp nghệ thuật nào.
Xem thêm: Công viên nước Hồ Thuỷ Tiên – điểm đến ma mị được nhiều du khách yêu thích tại Huế
Múa rối nước mang tính tổng hợp của nhiều thành phần từ sân khấu, con rối tới buồng trò, tích trò... Cái độc đáo nhất của múa rối nước chính là lấy nước làm sân khấu trình diễn. Các tiết mục trình diễn múa rối là sự kết hợp rất công phu từ sân khấu biểu diễn, âm thanh và các con rối.
Mỗi vở diễn múa rối đều mang những vẻ đẹp riêng và chứa đựng những thông điệp khác nhau, như tình cảm mẹ con, tình bạn chân thành, việc tái hiện cuộc sống hàng ngày và thể hiện đặc trưng văn hóa độc đáo của con người, là bức tranh phản ánh chân thực nhất cuộc sống của người dân nông thôn miền Bắc trước đây.
Xem thêm: Hà Nội thu về 630 tỷ đồng sau hai đêm diễn của BlackPink
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 23 nhà hát múa rối nước hoạt động, chủ yếu tập trung tại các tỉnh ven sông Hồng. Mặc dù nghệ thuật múa rối nước đang được bảo vệ và phát triển, nhưng nó cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ cuộc sống hiện đại và sự cạnh tranh với các hình thức giải trí khác. Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật múa rối nước đòi hỏi sự đầu tư về nguồn nhân lực, tài chính, và sự quan tâm từ cả chính phủ và xã hội.
Theo Du lịch Việt Nam