img
:::

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông, đệ nhất tinh xảo lụa của Đông Dương

Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông, đệ nhất tinh xảo lụa của Đông Dương

Theo bài đăng trên trang Nhà báo & Công luận cho biết , Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông được biết đến là nơi có nghề dệt lụa tơ tằm 1.000 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam còn hoạt động đến ngày nay. Người Sài Gòn ai cũng biết đến bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa với hai câu thơ nổi tiếng: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Chẳng vậy mà người Pháp từng ca ngợi lụa Vạn Phúc là “đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”.

Tương truyền, hơn 1.000 năm trước có bà A Lã Thị Nương, người Cao Bằng nổi tiếng đảm đang, dệt lụa khéo léo, theo chồng về làm dâu tại làng Vạn Phúc. Bà đã truyền nghề cho dân làng. Sau khi bà mất, để ghi nhớ công đức của bà, dân làng lập đền thờ ngay cạnh bến sông và phong bà làm Thành Hoàng làng. Hàng năm, cứ vào ngày 8 tháng 10 (âm lịch), làng tổ chức lễ rước với nhiều nghi thức trọng thể và dâng lên bà tấm lụa đẹp nhất mà dân làng đã dệt.

Xem thêm: Cục Địa chính thành phố Đài Nam thiết lập kế hoạch thực thi quyền sở hữu tài sản bất động sản cho di dân mới

 

Cũng theo bài đăng trên trang Nhà báo & Công luận thì nói đến làng lụa Vạn Phúc phải kể đến địa chỉ uy tín và nổi tiếng nhất làng là Xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão. Cụ Triệu Văn Mão là một trong những nghệ nhân cuối cùng biết dệt lụa Vân – một loại lụa cổ “chính tông Vạn Phúc” tưởng như đã bị thất truyền thì đã được chính cụ khôi phục từ những năm 1990. Sau khi cụ mất năm 2010, con cháu cụ kế nghiệp và cũng trở thành những nghệ nhân nổi tiếng trong làng. Con dâu cụ là nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm – là người kế tục sự nghiệp của cụ và hiện là chủ Xưởng dệt lụa. Bà đã từng được vinh danh là 1 trong 10 công dân Ưu tú Hà Nội năm 2015.

Xem thêm: Hoạt động di dân mới của thành phố Cao Hùng trở về “nhà mẹ đẻ”

Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn trên lụa Vạn Phúc bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Hoa văn trang trí trên vải lụa cũng rất đa dạng khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động.

Trang Nhà báo & Công luận cho biết thêm, hiện cả làng Vạn Phúc có 164 hộ với 265 máy dệt đang hoạt động. Trong đó, có 34 gia đình nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ dệt lụa tinh xảo vẫn sản xuất và tiêu thụ ổn định. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng trong nước và quốc tế bởi vẻ đẹp đặc biệt với rất nhiều mẫu: Gấm, vóc, vân, the, lĩnh, sa, đũi… Trong đó, nổi tiếng nhất là lụa vân với hàng chục mẫu khác nhau – đây là loại lụa mà hoa văn được dệt nổi và chìm trên mặt lụa mượt, có đặc điểm ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Từ năm 1931, lụa Vạn Phúc đã được giới thiệu tại các hội chợ ở Pháp. Từ năm 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu và sau này mở rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Hoa văn trang trí trên vải lụa cũng rất đa dạng khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động. (Ảnh: trích dẫn từ Trang Nhà báo & Công luận)

Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông được biết đến là nơi có nghề dệt lụa tơ tằm 1.000 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam còn hoạt động đến ngày nay. (Ảnh: trích dẫn từ Trang Nhà báo & Công luận)

Tin hot

回到頁首icon
Loading