img
:::

Mật mã bảo vệ cửa sổ tâm hồn khỏi cận thị do nhìn ở khoảng cách gần

Giảm thiểu việc nhìn ở khoảng cách quá gần để bảo vệ tương lai tươi sáng cho trẻ em. (Ảnh: trang Facebook của Sở Sức khỏe quốc gia)
Giảm thiểu việc nhìn ở khoảng cách quá gần để bảo vệ tương lai tươi sáng cho trẻ em. (Ảnh: trang Facebook của Sở Sức khỏe quốc gia)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】/Đội ngũ biên tập

Cùng với sự thay đổi của thời đại và hình thức học tập, cộng với thời gian nghỉ hè, thời gian trẻ em sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các sản phẩm công nghệ khác đã tăng đáng kể. Nhìn đồ vật ở khoảng cách gần trong thời gian dài mà không có nghỉ ngơi hợp lý sẽ tăng nguy cơ bị cận thị.

Theo kết quả "Khảo sát theo dõi thị lực trẻ em và thanh thiếu niên" năm 2017 của Sở Sức khỏe quốc gia Đài Loan, tỷ lệ cận thị ở trẻ em mẫu giáo lớp lớn là 9%, học sinh lớp 1 tăng lên 19,8% và học sinh lớp 6 là 70,6%. Ông Ngô Chiêu Quân - Giám đốc Sở Sức khỏe quốc gia kêu gọi các bậc phụ huynh sớm xây dựng thói quen giữ đúng khoảng cách khi nhìn đồ vật cho trẻ, tuân thủ nguyên tắc bảo vệ mắt "3010120", tức là nghỉ 10 phút sau khi sử dụng mắt 30 phút, hoạt động ngoài trời 2-3 giờ mỗi ngày để giảm tác hại của cận thị.Mật mã bảo vệ sức khỏe mắt "3010120". (Ảnh: trang Facebook của Sở Sức khỏe quốc gia)

Hoạt động ngoài trời giảm nguy cơ cận thị 

Kết quả của kế hoạch can thiệp bảo vệ thị lực cho học sinh tiểu học năm 2013 của Sở Sức khỏe quốc gia cho thấy, hoạt động ngoài trời 11 giờ mỗi tuần có thể giảm 55% tỷ lệ cận thị và giảm 12 độ tăng độ cận thị trong một năm; hơn 200 phút tiếp xúc ánh sáng mặt trời mỗi tuần có thể giảm 49% nguy cơ bị cận thị ở trẻ em. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, dù học sinh có bị cận thị hay không, nếu tham gia các khóa học năng khiếu cần phải quan sát ở khoảng cách gần (như vẽ, thư pháp, tính toán, chơi violin, piano, v.v.) hoặc luyện tập hơn 4 giờ mỗi tuần, thì tỉ lệ trong một năm tăng hơn 50 độ cận là 1,59 lần. Hoạt động ngoài trời là yếu tố bảo vệ cận thị, trong khi nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ dẫn đến cận thị hoặc tăng độ cận thị. 

Ánh sáng tự nhiên từ ánh sáng mặt trời làm tăng tiết dopamine trong võng mạc, ức chế sự kéo dài của trục mắt; tầm nhìn xa ngoài trời thúc đẩy sự thư giãn của cơ mắt và điều chỉnh khúc xạ, giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng mắt gần trong thời gian dài. 

Kiểm tra mắt định kỳ hàng năm để giám sát lượng dự trữ viễn thị 

Trẻ sơ sinh khi sinh ra có viễn thị sinh lý 200-300 độ, giúp ngăn ngừa cận thị. Tuy nhiên, nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài có thể tiêu thụ nhanh chóng lượng dự trữ viễn thị, có thể dẫn đến nguy cơ cận thị sớm. Ông Ngô Chiêu Quân kêu gọi, khi khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời trong mùa hè, phụ huynh nên chú ý tránh tổn thương do nhiệt và nhớ kiểm tra thị lực định kỳ ít nhất 1-2 lần mỗi năm để giám sát lượng dự trữ viễn thị, bảo vệ cửa sổ tâm hồn của trẻ.

Tin hot

回到頁首icon
Loading