img
:::
Tổng quan tin tức

Vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho đội ngũ nhân viên giao hàng

Trước thông tin một tài xế công nghệ tại TP.HCM vừa có kết quả kiểm tra lần 1 dương tính COVID-19, nhiều người đang sử dụng các dịch vụ mua hàng online, giao hàng tận nhà lo ngại về vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi sử dụng các dịch vụ này. (Nguồn ảnh: thegioididong.com)
Trước thông tin một tài xế công nghệ tại TP.HCM vừa có kết quả kiểm tra lần 1 dương tính COVID-19, nhiều người đang sử dụng các dịch vụ mua hàng online, giao hàng tận nhà lo ngại về vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi sử dụng các dịch vụ này. (Nguồn ảnh: thegioididong.com)

Theo bài đăng trên trang tuoitre.vn cho biết, trước thông tin một tài xế công nghệ tại TP.HCM vừa có kết quả kiểm tra lần 1 dương tính COVID-19, nhiều người đang sử dụng các dịch vụ mua hàng online, giao hàng tận nhà lo ngại về vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 khi sử dụng các dịch vụ này. Nhờ đội ngũ giao hàng mà các dịch vụ thiết yếu, vận chuyển hàng hóa, thư tín được suôn sẻ trong bối cảnh người dân hạn chế việc ra ngoài. Tuy nhiên, rủi ro của di chuyển liên tục để giao hàng khiến người giao hàng rất dễ bị lây nhiễm, hoặc tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh. Hiện các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giao hàng đều khuyên người mua hàng thực hiện thanh toán không tiền mặt, sử dụng giao hàng không tiếp xúc. Khi nhận hàng, đeo găng tay và rửa ngay sau đó hoặc xịt khử khuẩn lên món hàng. Một số tòa nhà, chung cư còn dành một chiếc bàn để tài xế có thể đặt món hàng lên đó, tránh tiếp xúc trực tiếp với người nhận. Các sàn thương mại điện tử cũng cho biết họ thường xuyên gửi khuyến cáo tới các đối tác tài xế về việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của cơ quan chức năng. 

Xem thêm: Sở Di dân triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người nước ngoài giải quyết các thủ tục trong mùa dịch

Để đảm bảo an toàn trong giao nhận, tất cả nhân viên giao nhận bắt buộc phải nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn, bao gồm đeo khẩu trang xuyên suốt quá trình nhận hàng từ kho đến khi giao hàng cho khách, rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn 2m trong suốt quá trình giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, tài xế cũng được yêu cầu điền thông tin vào tờ khai y tế, kiểm tra thân nhiệt mỗi ngày và làm nhật ký hành trình. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi được rủi ro tài xế nhiễm COVID-19. Hiện nay, các doanh nghiệp đều có chính sách quan tâm, hỗ trợ cần thiết cho nhân viên, đối tác của mình. Đại diện Grab Việt Nam cho biết với trường hợp dương tính với COVID-19 theo xác nhận của cơ quan y tế, ngoài việc được thanh toán chi phí chữa trị theo chính sách bảo hiểm, đối tác tài xế còn được gói bảo hiểm này hỗ trợ một khoản tiền mặt lên đến 10 triệu đồng. 

Nếu bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng, các đối tác tài xế sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng/ngày (tối đa 14 ngày). 

 Các sàn thương mại điện tử cũng cho biết họ thường xuyên gửi khuyến cáo tới các đối tác tài xế về việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của cơ quan chức năng. (Nguồn ảnh: thanhnien.vn)

Các sàn thương mại điện tử cũng cho biết họ thường xuyên gửi khuyến cáo tới các đối tác tài xế về việc tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của cơ quan chức năng. (Nguồn ảnh: thanhnien.vn)

Ông Nguyễn Việt Linh, giám đốc truyền thông Be Group, cho biết hãng sẽ hỗ trợ cho các tài xế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19 (là F0, F1 và F2) và không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch, với hạn mức lên đến 3 triệu đồng/người. 

Nguồn hỗ trợ này được công ty chủ động xây dựng, với mục đích động viên, hỗ trợ tài xế khi phải ngưng lao động, dẫn đến giảm thu nhập hằng ngày. Đại diện dịch vụ Baemin cho biết khi đối tác tài xế nghi ngờ nhiễm COVID-19, hãng cũng có thông tin hướng dẫn chi tiết liên hệ cơ quan y tế. "Ngoài ra, Baemin có chính sách rõ ràng và cụ thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ hậu quả COVID-19, mức hỗ trợ tùy từng trường hợp, khoảng 50% thu nhập của 21 ngày gần nhất", vị này cho biết. 

Xem thêm: Chính phủ Thái Lan tăng cường siết chặt các biện pháp phòng dịch ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận

Tại TP.HCM, trong chương trình hỗ trợ cho tài xế bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly, công bố hồi đầu tháng 6-2021, Gojek cho biết mức hỗ trợ sẽ được chia theo nhóm đối tác tài xế. Các tài xế hạng Siêu chiến binh Gojek (đối tác tài xế có hiệu suất trung bình 95%, số sao đánh giá trung bình đạt 4,96 trên 5) sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính 200.000 đồng mỗi ngày, tối đa 21 ngày. Các đối tác tài xế còn lại nhận được mức hỗ trợ 100.000 đồng/ngày.

Nhờ đội ngũ giao hàng mà các dịch vụ thiết yếu, vận chuyển hàng hóa, thư tín được suôn sẻ trong bối cảnh người dân hạn chế việc ra ngoài. (Nguồn ảnh: thegioididong.com)

Nhờ đội ngũ giao hàng mà các dịch vụ thiết yếu, vận chuyển hàng hóa, thư tín được suôn sẻ trong bối cảnh người dân hạn chế việc ra ngoài. (Nguồn ảnh: thegioididong.com)

Trang tuoitre.vn cho biết thêm, ngoài ra, tất cả tài xế thực hiện các đơn hàng giao đồ ăn trực tuyến trong thời gian căng thẳng của dịch bệnh nếu đạt hiệu suất trung bình 7 ngày từ 85% trở lên sẽ được hỗ trợ thêm mỗi ngày 100.000 đồng tại Hà Nội, và 150.000 đồng tại TP.HCM. Trong khi đó, đại diện dịch vụ đặt đồ ăn và giao nhận hàng trực tuyến Loship cho biết đối với các khu vực có nghi ngờ dịch bệnh, Loship trích xuất danh sách tài xế đã giao hàng gần khu vực đó để yêu cầu xét nghiệm và tạm dừng hoạt động của tài xế, đồng thời ngưng giao nhận về các khu vực này. Đại diện Viettel Post thì cho biết đã mua bảo hiểm COVID-19 cho 100% nhân sự của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp phải phẫu thuật sẽ được chi trả tiền phẫu thuật kèm theo quy tắc bảo hiểm không quá 20 triệu đồng/năm, nếu tài xế không may tử vong do COVID-19, sẽ được trả toàn bộ số tiền là 20 triệu đồng.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading