Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, việc yêu cầu con trẻ phải mang tấm che giọt bắn liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bởi tấm che giọt bắn rất vướng, cản tầm nhìn ảnh hưởng tới thị lực về lâu dài và gây thêm phần nóng nực, khó chịu khiến trẻ không thể tập trung vào bài giảng của thầy cô.
Nếu cần che giọt bắn trong lớp học thì nhà trường chỉ nên tập cho trẻ mang khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Nếu thấy học sinh cần phải mang nón che giọt bắt thì chỉ nên mang vào giờ ra chơi bởi đây là thời điểm khó để giữ khoảng cách, trẻ sẽ tập trung nói chuyện nên thường đứng đối diện với nhau.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý các giải pháp đảm bảo an toàn bởi nói che giọt bắn có nhiều loại vật liệu khác nhau, trong đó có nhựa mềm, nhựa cứng… Trẻ thường rất hiếu động nếu rủi ro va chạm, vỡ lớp kính chắn sẽ có nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích.
BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh, các giải pháp phòng bệnh là cần thiết nhưng không nên quá cầu toàn. Các trường chủ động thực hiện biện pháp kiểm soát thân nhiệt cho trẻ ngay tại cổng trường, trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn, xà bông rửa tay, hạn chế tập trung đông người trong khuôn viên trường, thường xuyên mở cửa lớp học đảm bảo sự thông thoáng, có luồng thông gió tốt.
Nguồn: dantri