img
:::

Ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng và những điều cần lưu ý

Ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng và những điều cần lưu ý

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, xâm nhập thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng và bảo quản thực phẩm không đúng cách. Các nhân viên y tế, an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên chủ động lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh gây ra những tổn hại về sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm có thể biểu hiện ở một hoặc cơ quan khác nhau từ nhẹ đến nặng thậm chí có thể tử vong. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa từ đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy sẽ gây nên trình trạng mất nước. Nếu nặng có thể dẫn đến trụy mạch.

Các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch kém hoặc đang mắc các bệnh mãn tính. Trong trường hợp này cần phải được nhập viện để bù nước điện giải cũng như theo dõi thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác"- bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang cho biết.

Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, việc theo dõi sát và điều trị ngộ độc thực phẩm thường phụ thuộc vào nguồn gốc của bệnh nếu biết, và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên nhiều cơ quan của người bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 20-37 độ C, phát triển sinh sôi theo cấp số nhân, khiến người dùng thực phẩm dễ bị ngộ độc.

Một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp chủ yếu do vi khuẩn Salmonella (có trong thịt, nghêu, sò, gà chưa nấu chín, sữa sống, trứng sống...), khuẩn Listeria (trong thịt ướp lạnh, chế phẩm sữa chưa tiệt trùng, thịt nguội...), khuẩn Clostridium Perfringens thường phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng.

Người dân có thói quen lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm, trong môi trường bình thường bên ngoài. Khi để thực phẩm quá lâu có thể bị phân hủy, vi khuẩn xâm nhập, tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe. Để có thực phẩm an toàn, tốt nhất chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến, nếu chưa sử dụng cần che đậy bảo quản cẩn thận. Nếu để sau 2 giờ phải hâm nóng lại trước khi sử dụng. Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm đi hâm lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen trữ đủ thứ thức ăn sống-chín, rau củ, thịt cá trong tủ lạnh, cũng là nguy cơ dẫn đến ô nhiễm chéo do tiếp xúc giữa các thực phẩm. Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn rất tiện lợi cho mỗi gia đình; tuy nhiên, để bảo đảm được vệ sinh trong quá trình bảo quản thực phẩm thì phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh.

 

Nguồn: baodanang

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng (ảnh: TTXVN

Tin hot

回到頁首icon
Loading