img
:::

Hội thảo “Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030”

Hội thảo “Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030”

Theo đánh giá của Cục Bảo trợ xã hội, các mục tiêu của Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (NCT) giai đoạn 2012-2020 cơ bản đều hoàn thành, phát huy được vai trò của NCT trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; chăm sóc sức khỏe cho NCT được cải thiện rõ rệt; đời sống vật chất của đại bộ phận người cao tuổi được nâng cao; đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện, tuổi thọ nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo còn cao, gấp đôi mức bình quân chung cả nước, một bộ phận NCT khi ốm đau, tai nạn thương tích chưa được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời...

Mục tiêu lớn nhất là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là cải thiện, bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân, trong đó có người cao tuổi (NCT). Nhóm NCT được ưu tiên nhất trong số các nhóm dân cư. Đến nay, tỷ lệ dân số NCT có thẻ BHYT đạt 95%.

Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021-2030. Chương trình đặt ra mục đích tổng quát sẽ tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm quyền an sinh xã hội của NCT về chăm sóc xã hội, chăm sóc y tế. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò NCT phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, xây dựng xã hội gắn kết nhiều thế hệ, tôn trọng và trợ gìúp NCT. Tạo môi trường có tính khuyến khích phát huy tốt nhất vai trò của NCT tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, trình độ, năng lực chuyên môn. Từng bước hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách thích ứng với quá trình già hóa dân số và dân số già

Trong giai đoạn 2021-2030, chính sách NCT cần tập trung vào các vấn đề như: Chăm sóc, phát huy vai trò của NCT; Thực hiện phương châm của Liên hợp quốc "Nghỉ hưu nhưng không nghỉ làm việc"; Xây dựng môi trường phát huy vai trò của NCT tham gia Mặt trật Tổ quốc, xây dựng đảng ở các địa phương, tham gia vào việc nuôi dạy cháu con...; Tăng tỷ lệ tham gia BHYT; Quan tâm phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ chăm sóc NCT, có cơ chế chính sách khuyến khích cơ sở tư nhân trong việc chăm sóc, cung cấp dịch vụ cho NCT; mục tiêu phấn đầu đến năm 2025, giảm tỷ lệ NCT nghèo xuống ngang bằng với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Mở rộng độ bao phủ NCT được hưởng chính sách trợ cấp xã hội (lương hưu xã hội) lên 1,5-2% một năm so với tổng số người đang hưởng trợ cấp xã hội; 100% NCT có hoàn cảnh khó khăn không có người phụng dưỡng được trợ giúp chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất 80% NCT được chăm sóc tại cộng đồng. 95% NCT có thẻ BHYT với các hình thức khác nhau. Ít nhất 90% tổng số xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

 "Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, vấn đề NCT là một vấn đề lớn, là thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội. Do vậy, trong Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn tới, cần xác định rõ các mục tiêu, kiến nghị giải pháp tốt để thực hiện" - ông Nguyễn Văn Hồi Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết.

 

Nguồn: baodansinh

ảnh minh họa (ảnh từ internet

Tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi (ảnh : internet

Tin hot

回到頁首icon
Loading