img
:::

Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tạm dừng nhận đơn hàng do thiếu nhân công trầm trọng

Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tạm dừng nhận đơn hàng do thiếu nhân công trầm trọng. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tạm dừng nhận đơn hàng do thiếu nhân công trầm trọng. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo bài đăng trên trang haiquanonline.com.vn cho biết, các quy định phòng, chống dịch Covid-19 không phải là trở ngại lớn nhất khiến các nhà mua hàng dệt may băn khoăn về việc đặt hàng. Việc doanh nghiệp dệt may có duy trì đối thoại với người lao động để duy trì lực lượng đảm bảo sản xuất hay không mới là vấn đề quan trọng. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chiều nay 17/12/2021, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas cho biết: Năm 2022, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, thách thức đan xen. Dịch Covid-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021. Ở trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp, người dân giảm sút.

Xem thêm: Lao động di trú mắc bệnh lao phổi thì không cần thông qua sự đồng ý của chủ sự dụng vẫn có thể ở lại Đài Loan điều trị và làm việc

Ở trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp, người dân giảm sút. (Nguồn ảnh: Pixabay)Ở trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp, người dân giảm sút. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Riêng về góc độ đơn hàng của ngành dệt may, ông Cẩm chia sẻ thông tin khá khả quan. Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 4/2022, tháng 5/2022. Ông Trần Như Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, Trưởng ban Phát triển bền vững Vitas thông tin thêm: Hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may không thiếu, nhưng nhiều khi doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được sản xuất do thiếu lao động, không đảm bảo tiến độ, có thể phải giao hàng bằng đường hàng không, chi phí rất lớn. Cũng đánh giá vấn đề phục hồi lao động đang là trở ngại lớn cho sản xuất, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết: Theo kết quả khảo sát ngành dệt may trong làn sóng Covid-19, để ứng phó với dịch bệnh, có 65% doanh nghiệp Việt Nam và 36% doanh nghiệp FDI đã phải dừng hoạt động; số còn lại chỉ hoạt động ở mức 30% công suất.

Xem thêm: Hai YouTuber người Mỹ và người Anh cùng trải nghiệm tự nấu rượu vang kiểu Anh khi đi dã ngoại

Hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may không thiếu, nhưng nhiều khi doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được sản xuất do thiếu lao động. (Nguồn ảnh: Pixabay)Hiện đơn hàng của doanh nghiệp dệt may không thiếu, nhưng nhiều khi doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì không chủ động được sản xuất do thiếu lao động. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Trang haiquanonline.com.vn cho biết thêm, đáng chú ý là sau 1 tháng, 66% người lao động không nhận được lương từ doanh nghiệp; 63,8% được thông báo về lương ngừng việc. Những doanh nghiệp có trả lương và hỗ trợ người lao động trong giãn cách đã giúp phục hồi trên 80% người lao động trong vòng hơn 1 tháng. Tuy nhiên, với doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không hỗ trợ, tỷ lệ người lao động ngừng việc lên tới 25 - 50%. “Các quy định phòng, chống dịch không phải là trở ngại lớn nhất khiến các nhà mua hàng băn khoăn về việc đặt hàng. Việc doanh nghiệp có duy trì đối thoại với người lao động để duy trì lực lượng đảm bảo sản xuất hay không mới là vấn đề quan trọng”, bà Chi nói. Do đó, bà Chi khuyến nghị doanh nghiệp cần chú trọng đến đối thoại với người lao động, hỗ trợ khi khó khăn để nhanh chóng phục hồi lao động, tìm cách sống chung với dịch. Ông Trương Văn Cẩm kiến nghị thời gian tới Nhà nước tiếp tục triển khai chiến lược vắc xin là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, cần mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ, sửa đổi quy định còn bất cập giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, bỏ hạn chế thời gian làm thêm giờ trên một năm lên 400 giờ.

Tin hot

回到頁首icon
Loading