img
:::

Đài Bắc - Thuyết giảng Văn hóa Đông Nam Á phát họa cuộc sống đa dạng của Di Công.

Đài Bắc - Thuyết giảng Văn hóa Đông Nam Á phát họa cuộc sống đa dạng của Di Công.

Nhằm giúp công chúng hiểu hơn về văn hóa lao động nhập cư, Văn phòng lao động nước ngoài và người khuyết tật thành phố Đài Bắc đã tổ chức sự kiện “Hướng về Đông Nam Á” , vào tháng 6 đã có 3 buổi thuyết giảng, mời các tác giả và những nhà hoạt động xã hội có chuyên môn đến chia sẻ cùng công chúng về những vần đề liên quan đến lao động nhập cư, sự kiện thu hút hơn 100 người tham gia.

Buổi thuyết giảng đầu tiên mời nhà văn Liêu Vân Chương, người đã có thời gian dài tiếp xúc với các lao động nhập cư và tìm hiểu về Đông Nam Á, bài thuyết giảng đã giúp người nghe hiểu nhiều hơn về phong cách làm việc của người dân nhập cư. Tại hội trường còn tổ chức hoạt động ngâm thơ của di công làm cho cả hội trường ai nấy đều cảm động.

Cô Anny Ting đến Đài Loan được 18 năm chia sẻ với khán giả, hành trình thay đổi từ di công trở thành tân di dân, cô cho biết điều quan trọng là làm việc ý nghĩa chứ không phải là danh xưng thân phận.

Buổi thuyết giảng thứ hai mang chủ đề“Đông nam Á trong cược sống, những gì bạn không chú ý đến”, do Trần Quýnh Chí người phụ trách điều hành Liên hoan phim Di Công 2019 và nhà đồng sáng lập tổ chức One-Forty ông Trần Khải Tường đến chùng chia sẻ về hoàn cảnh lao động Đông Nam Á cả hai đã từng tiếp xúc qua.

Cả hai đã chú ý đến cá vấn đề của lao động nhập cư trong một thời gian dài, và cho rằng sự nhìn nhận không chỉ cần giúp đỡ họ mà còn cần phải giữ cách nhìn bình đẳng, tâm trí phóng khoáng khoan dung, mới có thể thấy được Đông Nam Á trong cuộc sống đời thường.

Buổi thuyết giảng cuối cùng của sự kiện là sự góp mặt của biên tập viên Lý Mục Nghi có chuyên môn trong lĩnh vực đáng giá, bình luận trên hệ thống mạng truyền thông, mang đến câu chuyện của nhân viên chăm sóc nhập cư tại nhà Lý Mục Nghi mang tên Yana, chia sẻ hành trình từng bước tương tác từ "nhân viên chăm sóc gia đình" đến trở thành "người trong gia đình".

Lý Mục Nghi nói rằng cô đã chưa từng nghĩ sẽ quan tâm đến các vấn đề lao động nhập cư, nhưng hiện tại cô háo hức muốn tìm hiểu và gần gũi hơn.  

Tại buổi thuyết giảng, Yana đã đọc bài thơ “Gửi con yêu” trong tập thơ “Đài Bắc lắng nghe tôi” bằng ngôn ngữ Indonesia, trong lúc đọc thơ mắt chị rưng rưng nghẹn ngào vì nhớ con thơ tại quê nhà.

Từ những câu chuyện của họ, công chúng có thể hiểu được những khó khăn của lao động nhập cư tại quê nhà và vùng đất nhập cư làm việc, để hiểu được khái niệm về Đài Loan trong mỗi lao động nhập cư, ngoài việc có cái nhìn cận cảnh hơn về công việc lao động nhập cư ra, còn có thể hiểu rõ hơn về vai trò của họ trong xã hội và giấc mơ của mỗi người.

Cảm xúc của Yana nhớ về con mình trình bày tác phẩm

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading