img
:::

'Nóc nhà thế giới' Everest đang cao lên, lý do hết sức bất ngờ

'Nóc nhà thế giới' Everest đang cao thêm mỗi năm - Ảnh: scitechdaily.com
'Nóc nhà thế giới' Everest đang cao thêm mỗi năm - Ảnh: scitechdaily.com
Thời báo Tân di dân toàn cầu】/Đội ngũ biên tập

. Everest, được mệnh danh là “nóc nhà thế giới” và là đỉnh núi cao nhất trên Trái đất, đang có dấu hiệu cao lên theo từng năm. Vào năm 2020, chiều cao của đỉnh núi này đã được điều chỉnh, tăng thêm gần 1 mét, lên mức 8.848,86 mét.

Trước đây, sự gia tăng chiều cao của Everest thường được giải thích bằng sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, nhưng lý thuyết này không thể giải thích được tại sao Everest lại cao vượt trội so với các đỉnh núi khác trong dãy Himalaya. Everest cao hơn đỉnh núi cao thứ hai là K2 đến 250 mét.Đỉnh Everest được bao phủ bởi những đám mây trong mùa leo núi 2019. Các nhà khảo sát đã cố gắng đo độ cao chính xác của ngọn núi kể từ những năm 1850 - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học London (UCL), hiện tượng xói mòn từ hệ thống sông cách Everest khoảng 75 km có thể là nguyên nhân khiến Everest cao thêm. Quá trình xói mòn này tạo ra một hiện tượng gọi là sự nâng lên, khi một phần của lớp vỏ Trái đất mất khối lượng, làm cho phần còn lại được đẩy lên cao hơn do áp lực từ lớp phủ bên dưới.

Quá trình này đã khiến Everest cao thêm từ 15 - 50 mét trong suốt 89.000 năm qua. Dù tốc độ nâng lên chỉ khoảng 2mm mỗi năm, nhưng theo khung thời gian địa chất, đây vẫn là một thay đổi đáng kể. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc sông Arun hợp lưu với sông Kosi đã làm tăng lưu lượng nước, dẫn đến xói mòn nhiều hơn, làm giảm khối lượng của lớp vỏ Trái đất và kích hoạt quá trình nâng cao của Everest.

Hiện tượng này cũng đang ảnh hưởng đến các đỉnh núi lân cận như Lhotse và Makalu, hai đỉnh núi cao thứ tư và thứ năm trên thế giới. Mặc dù một số nhà địa chất học vẫn còn hoài nghi về lý thuyết này, nghiên cứu đã mang lại cái nhìn sâu sắc mới về sự thay đổi địa chất của khu vực xung quanh Everest.

Tin hot

回到頁首icon
Loading