Người Việt khi dọn bữa cơm thì đem tất cả các món ăn lên mâm cùng một lúc. Mỗi người được dọn chén đũa riêng, nhưng khi ăn thì cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, dùng chung một chén nước chấm.
Cách ăn uống theo thói quen này đã biểu lộ một số điều ngày nay chúng ta thấy không còn phù hợp với các tiêu chí vệ sinh an toàn cho sức khỏe của từng cá nhân và cả cộng đồng.
Có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi, không chỉ để thể hiện lối sống văn minh mà còn giúp phòng ngừa, làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm một số bệnh thuộc hệ tiêu hóa (viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, tiêu chảy, giun sán...), hệ hô hấp (các bệnh lây nhiễm vi rút, vi khuẩn), HP...
Mỗi thành viên trong gia đình nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng (đũa, chén, muỗng thìa, ly tách...) có dấu hiệu riêng để dễ tìm.
Nên thay đổi thói quen cả nhà dùng chung một chén nước chấm, tốt nhất nên chia mỗi người 1 chén nhỏ.
Không dùng đũa, thìa của mình để gắp vào tô, đĩa thức ăn chung. Nên có một đôi đũa, thìa, muỗng hoặc kẹp riêng của từng món để lấy thức ăn.
Mục đích chính của những gợi ý nêu trên là để tránh lây lan dịch bệnh, nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, lành mạnh và an toàn hơn.
Nguồn: thanhnien