img
:::

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát mạnh hơn! Phòng chống dịch sau bão không được chậm trễ

Các đợt cao điểm của dịch sốt xuất huyết qua các năm thường liên quan đến tình trạng ứ đọng nước sau khi bão đi qua. (Ảnh: Heho健康)
Các đợt cao điểm của dịch sốt xuất huyết qua các năm thường liên quan đến tình trạng ứ đọng nước sau khi bão đi qua. (Ảnh: Heho健康)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】/Đội ngũ biên tập

Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng. Theo thông báo mới nhất của Sở Quản lý và Kiểm soát dịch bệnh Đài Loan (CDC), tính đến ngày 30 tháng 9 (từ 24/9 đến 30/9), Đài Loan đã ghi nhận thêm 51 ca nhiễm sốt xuất huyết bản địa mới, tập trung chủ yếu tại thành phố Tân Bắc. Các bệnh nhân có độ tuổi từ 10 đến hơn 80 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám sau khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như sốt, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy và nôn mửa. Kết quả xét nghiệm xác nhận các trường hợp này đã nhiễm sốt xuất huyết.

Theo điều tra của CDC cho thấy, phần lớn các ca nhiễm tập trung tại những khu vực có nguy cơ cao như Chùa Sanjie, Chợ Xingnan ở khu Zhonghe và Công viên Tianshan ở khu Xindian, thành phố Tân Bắc. Những ca nhiễm này thuộc cùng một cụm lây nhiễm, nâng tổng số ca bệnh lên 57 trường hợp, bao gồm 32 ca tại khu Xindia, 24 ca tại khu Zhonghe và 1 ca tại huyện Hoa Liên. Hiện tại, không có trường hợp nào chuyển biến nặng hoặc tử vong.Dịch sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng. (Ảnh: Heho健康)

Theo thống kê của CDC, tính đến ngày 30 tháng 9 năm nay, cả nước ghi nhận tổng cộng 223 ca sốt xuất huyết bản địa và 217 ca lây nhiễm từ nước ngoài, cao hơn mức trung bình trong cùng kỳ bốn năm qua. Các ca nhập khẩu chủ yếu đến từ các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm 88 ca từ Indonesia, 27 ca từ Philippines và 26 ca từ Thái Lan.

Liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của dịch bệnh, Phó Giáo sư Hoàng Cơ Sâm từ Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường tại Đại học Đài Bắc cho biết, nhìn lại các đợt bùng phát đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết trong những năm qua, phần lớn đều liên quan đến vấn đề ứ đọng nước sau khi bão đi qua. Ví dụ, sau khi bão Soudelor đổ bộ vào năm 2015, thành phố Đài Nam ghi nhận 43,419 ca nhiễm mới và 228 ca tử vong chỉ trong 1-2 tuần, lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Với ảnh hưởng của bão Krathon lần này, Đài Loan có thể sẽ đối mặt với mưa lớn và tình trạng ngập úng nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.Bằng cách tích cực dọn dẹp các vật chứa nước đọng và thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi, có thể kiểm soát hiệu quả sự sinh sôi của muỗi truyền bệnh. (Ảnh: Heho健康)

Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không kịp thời xử lý nước đọng sau bão, việc sinh sôi của muỗi truyền bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây lan sốt xuất huyết. Do đó, CDC kêu gọi người dân thực hiện ngay bốn biện pháp phòng chống muỗi chính: “Kiểm tra - Đổ bỏ - Làm sạch - Chà rửa” ngay sau bão để đảm bảo môi trường xung quanh không còn nước đọng, ngăn ngừa dịch sốt xuất huyết lây lan thêm. Bằng cách tích cực dọn dẹp các vật chứa nước đọng và thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi, có thể kiểm soát hiệu quả sự sinh sôi của muỗi truyền bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm và cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tin hot

回到頁首icon
Loading