img
:::

Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” trực tuyến

Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” trực tuyến
Thời báo Tân di dân toàn cầu】【Thời báo Di dân mới toàn cầu】

Theo bài đăng trên trang truyenhinhdulich.vn cho biết, ngày 10/6 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.

Xem thêm: Thành phố Đài Nam tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho lao động di trú 

Triển lãm năm nay có nhiều nét mới như: Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503; một số mẫu quạt dành cho nhà Vua, Hoàng hậu và các quan được phỏng dựng dựa trên nguồn tư liệu; những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng thuộc phố Hàng Mụn xưa (phố Hàng Bút hiện nay). Ngoài ra, các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ như: Hái lá thuốc Nam, gội đầu bằng nước lá thơm, lá xông giải cảm… cũng được giới thiệu cùng với những chiếc lá ngải hình con trâu tương ứng năm Tân Sửu.

Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương”. (Nguồn ảnh: truyenhinhdulich.vn)Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương”. (Nguồn ảnh: truyenhinhdulich.vn) 

 

Dù được triển khai theo hình thức trực tuyến nhưng triển lãm giúp du khách không có điều kiện đến Hoàng thành Thăng Long do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp cận nội dung trưng bày bổ ích, tìm hiểu phong tục độc đáo trong cung đình, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trong dân gian. Đoan Ngọ (Đoan Dương) là phong tục cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian có những nghi thức, phong tục khác nhau. Trong cung đình, dưới thời Lê, Vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên, lễ thường triều, ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Xem thêm: Thành phố Tân Bắc cho ra mắt trang web bản đồ điện tử tra cứu thông tin thiên tai, thảm họa, dịch bệnh

Triển lãm năm nay có nhiều nét mới như: Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503. (Nguồn ảnh: truyenhinhdulich.vn)Triển lãm năm nay có nhiều nét mới như: Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503. (Nguồn ảnh: truyenhinhdulich.vn) 

truyenhinhdulich.vn cho biết thêm, các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính. Đặc biệt, lễ ban quạt, nhà Vua tiến hành ban quạt cho các quan là nghi lễ đặc sắc, có ý nghĩa sâu sắc là ban “phúc lành, sức khỏe, bình an”. Ngoài những nét đặc sắc về nghi lễ cung đình, trong dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục độc đáo, trong đó có tục đeo bùa ngũ sắc.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading