Theo báo cáo điều tra về bữa trưa dinh dưỡng của trẻ em Đài Loan do Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em thực hiện, có tới 80% học sinh ăn không no trong bữa trưa. Tuy nhiên, mỗi ngày lại có rất nhiều thức ăn thừa bị đem vứt, nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn không hấp dẫn hoặc mùi vị không ngon.
Ngoài ra, có tới 40% trường học cung cấp thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt gà ít nhất 2 ngày mỗi tuần. Việc này được đánh giá có khả năng vi phạm tiêu chuẩn của Sở Sức khỏe toàn dân. Vì vậy, Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em hy vọng, có thể nhanh chóng thúc đẩy điều luật riêng về chất lượng bữa trưa dinh dưỡng của học sinh, để bảo đảm sức khỏe cho trẻ em Đài Loan.
Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em bày tỏ, thức ăn cung cấp cho bữa trưa của học sinh thường không được đảm bảo, ảnh hưởng đến khẩu vị và cảm giác thèm ăn của các em. Đối với người ăn chay, lựa chọn cũng vô cùng ít, các món ăn thường bị lặp lại, việc xử lý, chế biến nguyên liệu cũng không được đảm bảo.
Xem thêm: 12 nam thanh nữ tú Đại học Quốc gia Đài Bắc đảm nhận công tác tiếp đón tại đại lễ Quốc khánh năm nay
Có 80% học sinh ăn không no vào bữa trưa do đồ ăn kép hấp dẫn hoặc mùi vị không ngon. (Ảnh: Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em)
Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em tại 154 trường tiểu học và trung học, nội dung lưu trữ trên “Nền tảng ghi chép thực phẩm trong trường học” của Bộ Giáo dục về bữa trưa từ ngày 12 đến 16/6/2023 cho thấy, 22.1% trường học cung cấp các món chiên trên 2 lần trong một tuần; 39,6% trường học cung cấp thực phẩm chế biến sẵn ít nhất 2 lần một tuần; 39% trường học cung cấp các món như dưa chua và thực phẩm đóng hộp ít nhất 2 lần một tuần.
Điều luật riêng về chất lượng dinh dưỡng cho bữa trưa của học sinh được kỳ vọng nhanh chóng ban hành, để bảo đảm sức khỏe cho các em học sinh. (Ảnh: Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em)
Thực đơn như trên khiến học sinh tiêu thụ quá nhiều lượng phosphorus và sodium, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Liên đoàn Phúc lợi Trẻ em cho biết, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do thiếu chuyên gia dinh dưỡng tại các trường học. Hiện nay, chưa đến 19% trường học ở Đài Loan có chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp, dẫn đến không đủ nhân lực để kiểm soát bữa ăn của học sinh