img
:::

Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam

Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam. (Nguồn ảnh: vov.vn)
Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam. (Nguồn ảnh: vov.vn)

Theo bài đăng trên trang laodong.vn cho biết, Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của Trung Quốc lên 5,7 triệu liều. Ngày 10/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì phiên họp thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Tại phiên họp, hai bên nhất trí thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng; phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước; triển khai tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về phòng chống COVID-19, trong đó có hợp tác về vaccine.

Xem thêm: Từ ngày 27/8, khi nhập cảnh vào Đài Loan bắt buộc phải ngồi xe kiểm dịch để đi đến khu cách ly

Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công bố Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vaccine viện trợ của Trung Quốc lên 5,7 triệu liều. Một số địa phương của Trung Quốc cũng viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho các địa phương Việt Nam. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc. Hai bên nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa. Hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh; sớm hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam; đẩy nhanh nâng cấp hoặc mở mới các cặp cửa khẩu như Hoành Mô - Động Trung, Tà Lùng - Thủy Khẩu, Trà Lĩnh - Long Bang... để tăng cường giao thương ở khu vực biên giới. Hai bên nhất trí khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; tích cực phối hợp, giải quyết một số khó khăn tồn tại trong một số dự án hợp tác như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc.

Việt Nam nhận bàn giao hàng viện trợ vaccine Vero Cell của Sinopharm. (Nguồn ảnh: bbc.com)Việt Nam nhận bàn giao hàng viện trợ vaccine Vero Cell của Sinopharm. (Nguồn ảnh: bbc.com)

Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác đạt tiến triển thực chất, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ cũng như đẩy nhanh hoàn thiện để ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Xem thêm: Chính phủ Việt Nam công nhận chứng nhận tiêm phòng vắc-xin của Đài Loan

Trang laodong.vn cho biết thêm, kết thúc phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã chứng kiến lễ ký “Hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại”. Hai nhà lãnh đạo cũng chứng kiến công bố hoàn tất bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc thiết lập nhóm hợp tác thuận lợi hóa thương mại Việt - Trung; khởi động dự án hợp tác nghiên cứu so sánh tiến hóa trầm tích giai đoạn Holocene châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading