img
:::

Di dân mới người Thái Lan dùng hội họa vẽ nên bức tranh cuộc sống

Di dân mới người Thái Lan dùng hội họa vẽ nên bức tranh cuộc sống. (Nguồn ảnh: Quỹ Từ Tế)
Di dân mới người Thái Lan dùng hội họa vẽ nên bức tranh cuộc sống. (Nguồn ảnh: Quỹ Từ Tế)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Triển lãm nhiếp ảnh từ thiện “留今歲月” (Tạm dịch: Lưu giữ tháng năm) với nội dung “拾年有承、映象相隨;藝術彩繪、善念循環” (Tạm dịch: những gì đã trải qua, hình ảnh sẽ lưu giữ lại; nghệ thuật khắc hoạ cuộc sống, thiện niệm sẽ vẫn còn mãi). Triển lãm được đồng tổ chức bởi đoàn thăm hỏi Từ Tế khu vực phía Bắc, chuyên quan tâm tới những người có hoàn cảnh khó khăn, và đội tình nguyện chuyên ghi lại những câu chuyện nhân văn "Chân Thiện Mỹ", được trưng bày tại Tịnh Tư Đường (Tân Điếm - Tân Bắc, phân hội Từ Tế Đài Bắc) đến ngày 26/6. Triển lãm tranh từ thiện năm nay là sự kết hợp giữa tài năng và tình yêu thương, tác giả là những gia đình được các tình nguyện viên chăm sóc, và mỗi tác phẩm đều là một câu chuyện cảm động.

Bà Tôn Kim Ngọc là một di dân mới năm nay 57 tuổi đến từ Thái Lan, có năng khiếu hội họa bẩm sinh nhưng tài năng bị chôn vùi bởi hiện thực của cuộc sống. Đội tình nguyện Từ Tế phía Bắc đã động viên bà tham gia vẽ tranh. Với tài năng thiên bẩm, những bức tranh bà vẽ đã khắc hoạ được đời sống, truyền tải được tình yêu thương, sự ấm áp tới mọi người.

Bà Tôn Kim Ngọc từng học mỹ thuật năm lớp 6 tại một trường tiểu học ở Thái Lan, từ đó đã nhen nhóm tế bào nghệ thuật trong người, nhưng bản thân bà lại không hề hay biết. Khi 20 tuổi, cha bị đột quỵ và bị liệt, để giúp đỡ gia đình, bà đành phải nghỉ học giữa chừng, từ Thái Lan sang Đài Loan làm việc. Năm 35 tuổi, bà gặp người chồng Đài Loan rồi kết hôn và sinh con. Chồng bà rất yêu thương bà, nhưng không lâu sau, chồng bà không may gặp tai nạn mù mắt phải, tay trái và nửa người dưới bị liệt, không thể tiếp tục đi làm. Bà Tôn Kim Ngọc phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khi ấy bà vẫn chưa lấy được quốc tịch Đài Loan, không thể ra ngoài đi làm kiếm thêm phụ giúp gia đình. May mắn khi có đoàn thiện nguyện giúp đỡ, bà mới dần dần bình tâm trở lại.

Năm 2017, Hội trưởng mời bà Kim Ngọc tham gia lớp học vẽ. Buổi học đầu tiên giáo viên dạy vẽ màu nước, lúc đó mới phát hiện khả năng vẽ màu nước của bà đã đạt tới trình độ của giáo viên. Dưới sự động viên của thầy cô giáo, ngoài những lúc phải đi làm và chăm sóc gia đình, bà đã cầm cọ lên một cách tự tin và vẽ nên hàng chục bức tranh sơn dầu. Những khi gặp áp lực trong cuộc sống, bà lại tìm đến hội hoạ để xoa dịu tâm hồn.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading