img
:::

Đài Nam thiết lập đường dây nóng dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để quan tâm đời sống của di dân mới

Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam đã lần đầu tiên thiết lập "Đường dây nóng giáo dục và chăm sóc gia đình di dân mới". (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)
Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam đã lần đầu tiên thiết lập "Đường dây nóng giáo dục và chăm sóc gia đình di dân mới". (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, rất nhiều di dân mới không thể về thăm quê nhà. Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam đã lần đầu tiên thiết lập "Đường dây nóng giáo dục và chăm sóc gia đình di dân mới", tích cực chủ động cung cấp dịch vụ chăm sóc qua các cuộc điện thoại do ba di dân mới có kinh nghiệm phong phú trong việc phiên dịch và dạy ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới là Phạm Trịnh Thùy Linh (范鄭瑞綾), Đồng Thị Dung (童氏容), Phan Vũ San (潘羽姍) sẽ dùng tiếng mẹ đẻ để giúp đỡ các chị em di dân mới sống ở Đài Nam, thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở giãi bày tâm tư đã phần nào giảm bớt áp lực cuộc sống và giúp cho di dân mới vẫn cảm nhận được tình cảm quê hương dù đang sinh sống trên đất khách quê người.

Xem thêm: Bài phát biểu qua video của Tổng thống Thái Anh Văn tại lễ khai mạc “Hội nghị trực tuyến về Mái ấm châu Á ANWS 2021”

Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam trong nhiều năm qua luôn cung cấp dịch vụ đường dây nóng tư vấn, giải đáp các thắc mắc. (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam trong nhiều năm qua luôn cung cấp dịch vụ đường dây nóng tư vấn, giải đáp các thắc mắc. (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)

Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam trong nhiều năm qua luôn cung cấp dịch vụ đường dây nóng tư vấn, giải đáp các thắc mắc. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 đã mở thêm một đường dây chăm sóc chuyên dụng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới để hỗ trợ về mặt tinh thần và tăng cường giáo dục gia đình cũng như cung cấp các nguồn lực hỗ trợ của chính phủ, để những cư dân mới có thể an cư lạc nghiệp. Nhiều chị em di dân mới mong chờ đến kỳ nghỉ hè để được đưa con cái về thăm quê nhà, tuy nhiên, do năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, nên cơ hội được về thăm quê và đoàn tụ với người thân đã tan thành mây khói. Chính vì vậy, thông qua những cuộc điện thoại hỏi thăm này các chị em di dân mới được dùng chính tiếng mẹ đẻ của mình để cùng nhau giãi bày tâm tư, động viên tinh thần lẫn nhau, để phần nào có thể vơi bớt nỗi nhớ nhà

Xem thêm: Xuất hiện biến chủng B.1.621 (biến chủng Colombia) khiến cuộc chiến chống COVID-19 vẫn chưa thể đi đến hồi kết

Thông qua những cuộc trò chuyện đã phần nào giảm bớt áp lực cuộc sống và giúp cho di dân mới vẫn cảm nhận được tình cảm quê hương ngay trên đất khách quê người. (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)Thông qua những cuộc trò chuyện đã phần nào giảm bớt áp lực cuộc sống và giúp cho di dân mới vẫn cảm nhận được tình cảm quê hương ngay trên đất khách quê người. (Nguồn ảnh: Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam)

Bà Trương Băng Oanh, giám đốc Trung tâm Giáo dục gia đình thành phố Đài Nam cho biết, do dịch bệnh bùng phát, trẻ em không phải đến trường và chuyển sang học online tại nhà trong gần ba tháng đã khiến nhiều chị em di dân mới vừa phải chăm sóc các thành viên trong gia đình vừa phải lo bài vở để theo kịp các khóa học của bản thân. Do đó với việc thiết lập đường dây chăm sóc đặc biệt trực tiếp dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới để giúp đỡ các chị em di dân mới sống ở Đài Nam phần nào giảm bớt áp lực cuộc sống và giúp cho di dân mới vẫn cảm nhận được tình cảm quê hương ngay trên đất khách quê người. Trong tương lai, sẽ bổ sung thêm nhiều loại ngôn ngữ của các quốc gia Đông Nam Á để có thể quan tâm đến nhiều di dân mới hơn nữa.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading