img
:::

Sinh viên quốc tế Đại học KHKT Cao Uyển tìm hiểu văn hóa, lịch sử Đài Loan tại viện bảo tàng trong khuôn viên trường

Đại học KHKT Cao Uyển tổ chức hoạt động tham quan viện bảo tàng cho sinh viên Việt Nam. (Ảnh: Đại học KHKT Cao Uyển)
Đại học KHKT Cao Uyển tổ chức hoạt động tham quan viện bảo tàng cho sinh viên Việt Nam. (Ảnh: Đại học KHKT Cao Uyển)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Đại học Khoa học Kĩ thuật Cao Uyển là một trong số ít các trường kĩ thuật có viện bảo tàng trong khuôn viên trường học. Nhằm giúp sinh viên quốc tế hiểu hơn về sự đa dạng của nền văn hóa Đài Loan, vừa qua, Trung tâm giáo dục chung của Đại học KHKT Cao Uyển đã tổ chức hoạt động tham quan, học tập cho sinh viên nước ngoài. Ngoài cung cấp thuyết minh, giải thích về bảo tàng, sinh viên tham gia hoạt động còn được trải nghiệm làm bánh mochi.

“Góc bếp của bà” được trưng bày tại tầng 2 của viện bảo tàng. (Ảnh: Đại học KHKT Cao Uyển)

Viện bảo tàng giáo dục lịch sử tự nhiên tại Đại học KHKT Cao Uyển luôn hướng tới mục tiêu giáo dục về môi trường và sinh thái cho sinh viên, trong đó bao gồm văn hóa tiền sử Đài Loan, văn hóa các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, văn hóa của người Hán... Các tầng được trưng bày theo chủ đề văn hóa và thời đại khác nhau.

Xem thêm: Tân Trúc tổ chức khóa học phụ đạo thích nghi cuộc sống mới, giúp tân di dân nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Đài Loan

Sinh viên Việt Nam trải nghiệm làm bánh mochi đậu đỏ. (Ảnh: Đại học KHKT Cao Uyển)

Để giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội thưởng thức ẩm thực truyền thống Đài Loan, nhà trường còn đặc biệt tổ chức hoạt động trải nghiệm làm mochi DIY tại khu vực “Góc bếp của bà”, đồng thời thông qua trò chơi đố vui có thưởng, giúp sinh viên hiểu hơn về văn hóa thờ cúng và tín ngưỡng truyền thống của người dân Đài Loan.

Mô hình nhà đá của dân tộc Atayal. (Nguồn ảnh: Wikimedia Commons)

Tại lầu 3 và lầu 4 chủ yếu trưng bày các hiện vật liên quan đến dân tộc nguyên trú Đài Loan. Sinh viên bày tỏ vô cùng tò mò, thích thú đối với cuộc sống của người dân trên núi, cũng như cách họ săn bắt, hái lượm. Trong đó, mô hình nhà đá của dân tộc Atayal thu hút được sự chú ý nhất. Theo tìm hiểu, ngôn nhà này được các trưởng lão bàn bạc xây dựng theo tình hình thực tế tại bộ tộc, bên trong còn được trang trí bằng nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật.

Xem thêm: Văn phòng Hành chính TP. Cao Hùng tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực Việt – Đài

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading