img
:::

Lao động di trú khi chuyển chủ nếu bị yêu cầu nộp “phí mua việc làm” hãy gọi đến số 1955 để tố giác

Uỷ viên Đảng Dân tiến bà Lâm Sở Nhân đưa ra bức ảnh chụp lại cuộc đối thoại của lao động di trú bị yêu cầu nộp phí chuyển chủ. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)
Uỷ viên Đảng Dân tiến bà Lâm Sở Nhân đưa ra bức ảnh chụp lại cuộc đối thoại của lao động di trú bị yêu cầu nộp phí chuyển chủ. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)

Uỷ viên Đảng Dân tiến bà Lâm Sở Nhân cho biết, gần đây có nhận được tố giác của lao động di trú khi làm thủ tục chuyển chủ đã bị công ty môi giới yêu cầu nộp một khoản tiền “Mua việc làm” một lần là 10.000 Đài tệ thì mới cấp chứng nhận kết thúc hợp đồng và hỗ trợ làm hồ sơ, ngày 23/9 ủy viên lập pháp yêu cầu Bộ Lao động kiểm thảo lại vấn đề này, phải cho phép lao động tự lên mạng tải về các giấy tờ cần thiết, tránh bị môi giới bất chính bóc lột.

Lao động di trú khi chuyển chủ đã bị công ty môi giới yêu cầu nộp một khoản tiền “Mua việc làm” một lần là 10.000 Đài tệ thì mới cấp chứng nhận kết thúc hợp đồng và hỗ trợ làm hồ sơ. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)Lao động di trú khi chuyển chủ đã bị công ty môi giới yêu cầu nộp một khoản tiền “Mua việc làm” một lần là 10.000 Đài tệ thì mới cấp chứng nhận kết thúc hợp đồng và hỗ trợ làm hồ sơ. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)

Uỷ viên Đảng Dân tiến bà Lâm Sở Nhân đưa ra bức ảnh chụp lại cuộc đối thoại trên mạng xã hội với lao động người Indonesia, người này sau khi kết thúc hợp đồng với chủ thuê cũ chuẩn bị chuyển việc mới, nhưng lại bị công ty môi giới phi pháp yêu cầu nộp những khoản phí ngoài quy định, ủy viên cho biết, hiện nay đã nhận được sự cầu cứu của hơn 10 lao động di trú về những tình trạng tương tự, còn có 1 lao động người Việt Nam do không có giấy chứng nhận kết thúc hợp đồng, công ty môi giới đòi phải nộp 10.000 Đài tệ. Theo quy định liên quan trong Luật dịch vụ việc làm, công ty môi giới chỉ được phép mỗi tháng thu tiền phí phục vụ của lao động di trú từ 1500 đến 1800 Đài tệ, vì vậy những môi giới nói trên đã vi phạm luật. Uỷ viên Đảng Dân tiến bà Lâm Sở Nhân cho biết: “Bộ Lao động cấp mã số kết thúc hợp đồng làm việc, hiện nay nếu như nằm trong tay của công ty môi giới bất hợp pháp, vậy thì các công ty môi giới hợp pháp làm ăn lương thiện, các công ty môi giới đạt chất lượng và lao động di trú nếu họ muốn chuyển đổi sang một việc làm khác thì cũng giống như tạo thêm một rào cản đối với họ”.

Xem thêm: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, 60% dân văn phòng sụt giảm thu nhập

Các ủy viên lập pháp kêu gọi Bộ Lao động nên đơn giản hóa lưu trình chuyển chủ của lao động di trú. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)Các ủy viên lập pháp kêu gọi Bộ Lao động nên đơn giản hóa lưu trình chuyển chủ của lao động di trú. (Ảnh: trích dẫn từ Facebook bà Lâm Sở Nhân)

Các ủy viên lập pháp lo ngại đây chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, yêu cầu Bộ Lao động nên xem xét lại, đơn giản hóa lưu trình chuyển chủ của lao động di trú, đồng thời cho phép có thể tự truy cập mạng tải về các loại giấy tờ cần thiết cho việc đổi chủ, hoặc như chủ thuê mới có thể trực tiếp tìm kiếm giấy tờ liên quan trên website của chính phủ, hỗ trợ lao động di trú làm thủ tục đổi chủ. Theo Bộ Lao động, căn cứ "Luật Dịch vụ việc làm" và "Tiêu chuẩn về các hạng mục thu phí và mức phí của các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân", đối với những lao động di trú chuyển chủ thì công ty môi giới chỉ có thể thu phí phục vụ hàng tháng từ 1.800 đến 1.500 Đài tệ. Nếu công ty môi giới có thu thêm các khoản chi phí khác thì là đã "vi phạm pháp luật", chính phủ có thể xử phạt công ty môi giới đó với mức tiền gấp 10 đến 20 lần so với mức chi phí “mua việc làm”, nặng nhất là có thể thu hồi giấy phép hoạt động.

Xem thêm: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại Gia Nghĩa tăng cường kiểm tra và tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Lao động di trú khi chuyển chủ nếu bị yêu cầu nộp “phí mua việc làm” hãy gọi đến số 1955 để tố giác. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan) Lao động di trú khi chuyển chủ nếu bị yêu cầu nộp “phí mua việc làm” hãy gọi đến số 1955 để tố giác. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)

Ngoài ra, Bộ Lao động phải đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến việc người lao động di trú chuyển chủ và "xây dựng nền tảng thông tin trực tuyến đa ngôn ngữ" càng sớm càng tốt, để khi người lao động di trú chuyển chủ, họ có thể trực tiếp tham khảo hoặc tải các văn bản mẫu về để sử dụng. Đồng thời khuyến khích người chủ sử dụng lao động mới báo cáo thông tin này cho cơ quan quản lý lao động địa phương, để ngăn chặn một số công ty môi giới lừa gạt người lao động di trú hoặc chủ sử dụng lao động để có thu nhập không chính đáng bằng cách dựa vào lỗ hổng thông tin. Quan chức Bộ Lao động cho biết, đầu năm sau sẽ tăng thêm hệ thống mới, giúp cho lao động di trú có thể tự lên mạng tải về các giấy tờ liên quan, không để cho công ty môi giới bất chính có cơ hội bóc lột lao động di trú. Lao động di trú nếu bị công ty môi giới yêu cầu nộp thêm bất kỳ một khoản chi phí nào không nằm trong quy định, thì có thể gọi đến đường đây 1955 để tố giác, hoặc có thể viết đơn tường trình và gửi cho Bộ Lao động.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading