img
:::

"Make in Vietnam" – đưa Việt Nam vào giai đoạn công nghiệp công nghệ kỹ thuật số

 "Make in Vietnam" – đưa Việt Nam vào giai đoạn công nghiệp công nghệ kỹ thuật số

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, 3 lĩnh vực chuyển đổi số mạnh nhất trong thời điểm dịch COVID-19 là: mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến và y tế trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến mức 4 cũng có tỷ lệ phát sinh tăng gấp đôi năm 2019, người dân chỉ cần ngồi nhà, khai thông tin và nhận kết quả ở nhà.

Lý giải về sự xuất hiện thông điệp“Make in Vietnam”bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết:“Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. “Made in Vietnam”, mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp“Make in Vietnam”, làm tại Việt Nam sẽ hàm nghĩa người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. Như vậy, cụm từ“Make in Vietnam”vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ”.

Bình luận về chiến lược“Make in Vietnam”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho rằng, Ấn Độ là bài học thành công tốt về chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ. Thái Lan cũng sớm tuyên bố về quốc gia số. Các quốc gia cần có chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thì mới phát triển bền vững được. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Bây giờ chúng ta có thể làm R&D và phải có chính sách kéo lực lượng R&D về Việt Nam. Chúng ta có thể thu hút được nhiều nhân lực của Việt Nam đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước. Với chiến lược quốc gia đúng đắn thì sau 5 - 10 năm nữa sẽ thay đổi được diện mạo quốc gia.“Nếu chúng ta chỉ làm xuất khẩu phần mềm và lắp ráp thì chuỗi giá trị gia tăng này rất thấp, lợi nhuận chỉ từ 10 - 13%. Chúng ta không nên đi theo các mô hình sản xuất lắp ráp cách đây 20 năm. Để thoát khỏi mô hình này một cách thông minh, chỉ có cách là sản xuất chế tạo bởi con người Việt Nam, công ty tại Việt Nam. Make in Vietnam không chỉ là con người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chúng ta cần làm những công việc có năng suất công nghệ và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đây là con đường thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu chúng ta có chiến lược và con đường đi đúng thì chúng ta có thể đi nhanh hơn các quốc gia đã thành công khác”, ông Chính nói.

Để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng, hiệu quả tại Việt Nam, việc triển khai nền tảng kết nối cơ sở dữ liệu, sản xuất điện thoại thông minh Việt Nam giá rẻ dưới 1 triệu đồng để mỗi người dân có 1 điện thoại thông minh và thương mại hoá thiết bị 5G... sẽ được Ngành Thông tin và truyền thông chú trọng trong những tháng cuối năm

Nguồn: tổng hợp

ảnh minh họa (ảnh từ internet

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading