Diệp Bích Châu sau khi tốt nghiệp cấp 3 tại Myanmar một thân một mình đến Đài Loan học đại học, hiện chị đang làm giáo viên tại một trường cấp 3, chị Diệp Bích Châu đã xuất bản một quyển sách dạy tiếng Myanmar, đồng thời là người dẫn chương trình cho một đài phát thanh – chị Diệp là một giáo viên đa tài!
Chị Diệp Bích Châu là người gốc Hoa, sinh nhật năm 18 tuổi của chị là ở Đài Loan, năm ấy khi lựa chọn đi học đại học chị cũng dự tính đến Mỹ du học, nhưng chị lại muốn học chuyên nghành về Hoa ngữ nên chọn đến học tại Đài Loan. Mặc dù chị học về nghành sư phạm nhưng do chính sách thời ấy quy định du học sinh không được ở lại Đài Loan làm việc, sau khi tốt nghiệp bắt buộc phải trở về nước. Chính phủ quân đội Myanmar lúc ấy rất“e ngại”những phần tử trí thức du học như chị, khiến chị Diệp lúc ấy không biết phải chọn lựa ra sao.
Khi chị Diệp sắp tốt nghiệp đại học, chính sách Đài Loan có thay đổi, du học sinh được ở lại Đài Loan 1 năm để tìm kiếm việc làm, thế là chị Diệp có cơ hội tìm được việc làm tại một trường mẫu giáo. Trong khoảng thời gian làm giáo viên mẫu giáo chị Diệp kết hôn cùng người bạn trai Đài Loan – hai người quen nhau vào năm thứ 4 đại học, sau này chị Diệp có thẻ Chứng minh nhân dân Đài Loan. Ông xã của chị Diệp nói chị học nghành sư phạm, nên tìm nơi thích hợp hơn là dạy ở trường mẫu giáo. Thế là, chị Diệp đến thực tập ở một ngôi trường khác, sau này chị lấy được Chứng chỉ giảng dạy, chuyển đến trường dạy nghề tư nhân giảng dạy về nghành ẩm thực.
Những năm gần đây, do sự thay đổi của bảng đồ kinh tế thế giới, kinh tế của Myanmar cũng đã phát triển hơn nhiều. Chị Diệp muốn làm điều gì đó giúp ích cho sự phát triển cho Myanmar và Đài Loan. Do đó chị đã biên tập nên sách (giảng) dạy tiếng Myanmar, biên tập thẻ học chữ Myanmar, đích thân mở lớp giảng dạy tiếng Myanmar.
Chị Diệp Bích Châu hiện đang sinh sống tại Đài Bắc, chị cho biết y học Đài Loan quá phát triển, những người khá giả tại Myanmar đa phần đều đăng ký đi du lịch kèm kiểm tra sức khỏe nước ngoài. Ngoài ra, Myanmar còn có không ích những địa điểm du lịch thuộc thời văn hóa cổ đại thu hút không ít khách du lịch, nếu giữa hai quốc gia có thể kết nối giao lưu về lĩnh vực này thì sẽ có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển tình hữu nghị của đôi bên.
Diệp Bích Châu tự nhận thấy thời gian chị sinh sống tại Đài Loan có khi còn nhiều hơn cả người Đài Loan, chị không thích được gọi với danh xưng「Cư dân mới」, nhưng chị biết Cư dân mới để thích ứng được với cuộc sống tại Đài Loan cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Thế nên chương trình trên đài phát thanh do chị phụ trách có tên「Hạnh phúc Liên hợp quốc」, chị hy vọng chương trình của mình có thể giúp được nhiều Cư dân mới hòa nhập nhanh hơn vào cuộc sống và xã hội Đài Loan.