img
:::
Tổng quan tin tức

Việt Nam bình tĩnh, nhanh chóng vào cuộc dập dịch, chủ động phòng chống và kiểm soát dịch bằng nhiều biện pháp hữu hiệu

Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta đã bình tĩnh, nhanh chóng vào cuộc dập dịch, chủ động các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bằng nhiều biện pháp hữu hiệu. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta đã bình tĩnh, nhanh chóng vào cuộc dập dịch, chủ động các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bằng nhiều biện pháp hữu hiệu. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】【Thời báo Di dân mới toàn cầu】

Theo bài đăng trên trang vietnamplus.vn cho biết, số ca mắc COVID -19 ở Việt Nam đã vượt mốc 10.000 trường hợp chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện đợt dịch thứ 4. Hình thái lây nhiễm nổi trội nhất trong đợt dịch này là lây nhiễm trong khu công nghiệp, từ khu công nghiệp lây nhiễm ra cộng đồng và từ cộng đồng lây ngược lại khu công nghiệp với số ca mắc tăng nhanh. Dù vậy, toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta đã bình tĩnh, nhanh chóng vào cuộc dập dịch, chủ động các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bằng nhiều biện pháp hữu hiệu.

Xem thêm: Mỹ quyên tặng lô vắc-xin Moderna thứ hai với 2,5 triệu liều đã tới Đài Loan

Qua giải trình tự gene virus ở các bệnh nhân cho thấy có 2 biến chủng là biến chủng được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và ở Anh. Trong đó chủng được phát hiện ở Ấn Độ là phổ biến nhất. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Nếu như ở đợt dịch thứ 3, Việt Nam phải đối mặt với biến thể mới của SARS-CoV-2 lần đầu phát hiện ở Anh với tốc độ lây lan hơn 70%, thì lần thứ 4 này, biến thể của Ấn Độ còn khó khăn, thách thức hơn rất nhiều. Cách ứng phó nhanh nhất chính là khoanh vùng, cách ly, nhanh chóng truy vết, thần tốc lấy mẫu xét nghiệm để bắt kịp tốc độ lây lan của dịch. Ngành y tế đã nhanh chóng xác định nhiệm vụ trọng tâm, huy động lực lượng nhanh chóng chi viện cho Bắc Ninh, Bắc Giang để lấy mẫu xét nghiệm “thần tốc” trên diện rộng, nhanh chóng thiết lập các cơ sở điều trị, thu dung lượng lớn bệnh nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cần thiết nhất, tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho công nhân, tăng cường cơ sở vật chất để đủ năng lực thực hiện 4 tại chỗ...Đây cũng chính là cách thức mà nước ta chuyển từ ứng phó sang chủ động tấn công dịch COVID-19, nhanh chóng ổn định tình hình. 

Vaccine hiện đang được xem là "vũ khí" hữu hiệu nhất để ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch COVID-19. Do đó, mục tiêu đề ra của Việt Nam lúc này là phải có được vaccine càng sớm càng tốt, tiêm an toàn cho người dân nhiều nhất có thể, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng. Trong các cuộc họp về công tác phòng, chống dịch thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải thần tốc, hiệu quả hơn nữa trên "mặt trận vaccine phòng COVID-19". Đây là một hướng tấn công có ý nghĩa then chốt trong cuộc chiến chống dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phát triển kinh tế của đất nước.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao mức độ cảnh báo, không được chủ quan, lơ là, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu thực hiện nghiêm thông điệp 5K. (Nguồn ảnh: Pixabay)Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao mức độ cảnh báo, không được chủ quan, lơ là, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu thực hiện nghiêm thông điệp 5K. (Nguồn ảnh: Pixabay) 

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định Bộ Y tế phấn đấu có đủ 150 triệu liều và vẫn đang tiếp tục tìm kiếm tất cả các nguồn vaccine để có thể đảm bảo cho người dân Việt Nam thực hiện miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn cần lượng lớn vaccine để tiếp tục tiêm phòng cho nhân dân trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có phương án cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước. Thủ tướng khẳng định, việc sản xuất được vaccine trong nước vừa góp phần vào phát triển công nghiệp dược của Việt Nam vừa bảo vệ sức khỏe cho người dân. Điều đáng mừng là Nano Covax - vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 3 nhằm mục tiêu đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng, với việc thực hiện liều tiêm duy nhất 25mcg. Hy vọng vào cuối quý 3 năm 2021, Việt Nam sẽ có lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu và sản xuất.

Xem thêm: Từ ngày 20/6 Đài Bắc khởi động đợt tiêm chủng vắc-xin COVID-19 lần thứ 3 cho người cao tuổi

Trang vietnamplus.vn cho biết thêm, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao mức độ cảnh báo, không được chủ quan, lơ là, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu thực hiện nghiêm thông điệp 5K; xét nghiệm sàng lọc chủ động cho các đối tượng có nguy cơ. Các địa phương có khu công nghiệp đảm bảo an toàn cao nhất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; tổ chức lại sản xuất qua việc phân ca, giãn cách; yêu cầu thực hiện xét nghiệm tối thiểu 2 lần với kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi tổ chức sản xuất, kinh doanh và xét nghiệm nhanh hàng tuần với công nhân, người lao động. Tại cộng đồng, các lực lượng tiếp tục truy vết thần tốc; thực hiện cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm với tất cả các trường hợp F1 và lấy mẫu, xét nghiệm diện rộng tại khu vực nguy cơ, áp dụng mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phong tỏa, giãn cách phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading