img
:::

Tân di dân Thái Lan Lâm Ý Linh chia sẻ hành trình khởi nghiệp, khuyến khích tân di dân khởi nghiệp từ thương mại điện tử

Chị Linh cùng chồng bán mì phơi nắng ở chợ truyền thống. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Chị Linh cùng chồng bán mì phơi nắng ở chợ truyền thống. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Chị Lâm Ý Linh là tân di dân đến từ Thái Lan, trước khi theo chồng đến Đài Loan sinh sống chị từng có công việc với mức lương đáng mơ ước tại quê nhà. Sau khi chuyển đến Đài Loan, chị cùng chồng kinh doanh tiệm mì truyền thống tại Đài Nam. Với kiến thức học được từ chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cùng nhiều năm lăn lộn trên thương trường chị biết rằng phải tìm ra hướng đi mới cho mô hình kinh doanh truyền thống.

Nghĩ là làm, sau khi sinh con xong, chị Linh không quản ngại khó khăn, ôm con tham gia biết bao khóa học kinh doanh khởi nghiệp thương mại điện tử. Chị còn tham gia chương trình khởi nghiệp do Bộ Lao đông tổ chức, thành công đưa hương vị mì phơi nắng thủ công tại khu chợ truyền thống trở thành sản phẩm được ưu chuộng trên các siêu thị, khu mua sắm, đặc biệt còn được xuất khẩu rộng rãi sang châu Âu, Thái Lan, Nam Mỹ...

Tổ tiên của chị Linh vốn là người Triều Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị có một công việc ổn định tại ngân hàng. Sau một vài năm, chị quyết định nghỉ việc đến Bắc Kinh học tiếng Trung. Kết thúc khóa học, chị trở về nước đảm nhiệm vị trí trợ lý giám đốc tại một công ty thương mại Đài Loan.

Xem thêm: Di dân mới xuất sắc Trần Ngọc Thuỷ mở những cánh cửa thành công bằng nhiệt huyết

Sau một lần đến Đài Loan du lịch, chị Linh đã phải lòng mảnh đất này, quyết định từ bỏ mọi thứ mình đang có để đến đảo ngọc học tiếp thạc sĩ. Đây cũng là cơ duyên để chị gặp gỡ người bạn đời của mình, anh Hầu Bá An. Cứ như vậy, chị kết hôn, sinh con và lập nghiệp tại Đài Loan, từng bước lật mở những chương mới tuyệt đẹp trong cuộc đời của mình.

Sau 16 ngày kết hôn, chị Linh cùng chồng tiếp quản xưởng sản xuất mì tại chợ truyền thống của gia đình. Đây cũng là điều khiến cha chị Linh không thể hiểu nổi khi con gái từ bỏ công việc mà mọi người hằng mong ước để đến Đài Loan bán mì.

Nhận thấy kinh doanh thương mại điện tử là hình thức tiêu thụ quan trọng nhất trong tương lai, vì vậy chị Linh tích cực tham gia các khóa học liên quan đến lĩnh vực này. Dù chưa nghĩ sẽ làm sản phẩm gì nhưng sau khi tham gia xong khóa học chị đã kí hợp đồng trở thành nhà bán lẻ trên trang Rakunten. Chị cười nói, lúc đó thực sự chỉ có nhiệt huyết, hoàn toàn chưa có định hướng gì, thậm chị còn không hiểu các điều khoản đã ký. Tuy nhiên, công ty đã rất tận tình hỗ trợ chị, dạy chị từ cách chụp ảnh, viết quảng cáo, để đưa sản phẩm mì phơi nắng truyền thống của gia đình đến với khách hàng.

Xem thêm: Cuộc sống mĩ mãn của di dân mới Phan Si Leng người Campuchia

Chị Linh cùng chồng kiên trì làm mì phơi nắng thủ công. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Có được thành công bước đầu từ lần hợp tác sàn thương mại Rakunten, chị Linh thương lượng với chồng, quyết định “chơi lớn”, tự sáng tạo thương hiệu riêng mang tên “Taiin Lingling”, đồng thời mở rộng phương thức tiếp thị. Hoài bão lớn đồng nghĩa với việc số vốn phải bỏ ra cũng không nhỏ, vợ chồng chị Linh đã làm thế nào để chuẩn bị tiền khởi nghiệp?

Chị Linh thường xuyên tham gia các hoạt động do Sở Di dân tổ chức để quảng bá sản phẩm của gia đình và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Được sự giới thiệu của bạn bè, chị Linh biết đến “Kế hoạch khởi nghiệp Phượng Hoàng” của Bộ Lao động. Chị Linh chia sẻ, Đài loan có rất nhiều tài nguyên mà chúng ta có thể tận dụng, chỉ cần dám làm thì sẽ có cơ hội thành công. Khi hồ sơ đăng ký được thông qua, chị vô cùng hạnh phúc vì không chỉ được tham gia nhiều khóa học về nghiên cứu khởi nghiệp, mà còn có nhân viên hỗ trợ các vấn đề liên quan, cũng như được hưởng chính sách vay vốn từ ngân hàng.

Tận dụng tài nghuyên từ Kế hoạch khởi nghiệp của Bộ Lao động, chị Linh đã huy động vốn thành công, đầu tư thêm nhiều thiết bị sản xuất cũng như mở rộng thêm nhiều kênh bán hàng mới, đem hương vị mì phơi nắng truyền thống của gia đình trở thành sản phẩm được ưu chuộng, sản phẩm mỳ “Taiin Lingling” của gia đình nhà chị Linh còn được bày bán tại cửa hàng bách hóa của Shin Kong Mitsukoshi (新光三越), đồng thời xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Trong tương lai, chị Linh dự định sẽ đem các đặc sản nổi tiếng của quê nhà như nước dừa đến Đài Loan, để nhiều người được nếm thử các hương vị thơm ngon của quê hương.

Chị Linh chia sẻ, trong hành trình khởi nghiệp của mình rất may mắn vì được nhiều quý nhân giúp đỡ. Chị gửi lời khuyên đến tân di dân muốn khởi nghiệp là khởi nghiệp sáng tạo từ thương mại điện tử không khó, chỉ sợ là mình không hiểu gì về nó mà thôi. Hiện nay, Đài Loan có rất nhiều khóa học cũng như sàn thương mại điện tử miễn phí, có thể bắt đầu từ việc học tập, làm thế nào để thao tác. Cũng không cần lo lắng phải bán sản phẩm gì, danh mục sản phẩm trên các sàn thương mại thực sự nhiều không đếm xuể, thậm chí đến dịch vụ làm móng cũng cũng có thể tiếp thị thông qua các phương thức này.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading