img
:::

Đề xuất xây dựng “Phòng cầu nguyện” ở cảng biển xoa dịu tâm hồn cho thuyền viên nước ngoài

Thuyền viên nước ngoài là nguồn nhân lực quan trọng của ngành đánh bắt xa bờ Đài Loan. (Nguồn ảnh: Quỹ Legal Aid Foundation)
Thuyền viên nước ngoài là nguồn nhân lực quan trọng của ngành đánh bắt xa bờ Đài Loan. (Nguồn ảnh: Quỹ Legal Aid Foundation)

Theo bài đăng trên Báo Bốn Phương cho biết, Đài Loan bốn bề là biển, nguồn thuỷ hải sản dồi dào, nhưng lại thiếu thuyền viên. Vài năm gần đây, nguồn nhân lực biển của Đài Loan chủ yếu dựa vào thuyền viên nước ngoài. Theo báo cáo của Viện Kiểm sát, tính tới cuối tháng 9/2020, Đài Loan có 1106 tàu viễn dương, 22.000 thuyền viên đánh cá người nước ngoài. Các tàu đánh cá này hoạt động ở ba đại dương lớn và dùng 32 cảng trên thế giới. Tuy nhiên, quyền lợi của thuyền viên ở Đài Loan đã là mối quan tâm lớn với Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Năm ngoái 2020, Đài Loan lần đầu được đưa vào danh sách “Danh sách các quốc gia sản xuất hàng hóa sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức” ấn phẩm thứ 9 do Mỹ công bố vào năm ngoái 2020. Hiện nay, Mỹ, Canada và Mexico đã ra văn bản cấm nhập khẩu các mặt hàng được cho là cưỡng bức sản xuất.

Thuyền viên nước ngoài đóng tại cảng lâu năm, ngoài giờ làm việc nhiều, lương thấp, một số thuyền viên còn bị lừa tiền lương, một số chỉ có thể mưu sinh trên thuyền đánh cá, đến chỗ tắm rửa cũng không có, bất kể mùa đông hay mùa hè chỉ có thể tắm rửa ở cảng biển. “Điều này đối với thuyền viên nước ngoài mà nói, không chỉ là hành hạ về mặt thể xác mà còn cả tinh thần”. Chuyên viên Tổ thuyền viên của Trung tâm dịch vụ xã hội Xinshiông Lý Chính Tân (李正新) cho biết: “Một số cảng biển vẫn là cảng tham quan lớn, thử nghĩ xem thường xuyên có trẻ nhỏ và phụ nữ trẻ đi qua, những thuyền viên này làm việc cả ngày trời buộc phải ở trần tắm, họ sẽ cảm thấy thế nào?”

Xem thêm: Đài Loan tích cực thúc đẩy quyền lợi của trẻ em gái, ủng hộ quyền bình đẳng về giáo dục và an toàn cá nhân

Nhiều tổ chức phi chính phủ đã ủng hộ việc xây nhà vệ sinh ở cảng biển, nhưng ông Lý Chính Tân cho rằng, ngoài việc vệ sinh thì việc cầu nguyện cũng rất quan trọng. Ông Lý Chính Tân từng sống ở Indonesia 11 năm, thường xuyên trao đổi để tìm hiểu tình hình của thuyền viên Indonesia. Ông nhận thấy có nhiều thuyền viên ở cảng biển nhỏ nói rằng rất mong có thể giống như các cảng biển lớn, có phòng vệ sinh nước nóng và phòng cầu nguyện sạch sẽ. Nhưng những mong muốn này chỉ là nói vậy thôi! Chẳng có ai chú ý đến thuyền viên nước ngoài ở cảng biển nhỏ bé như họ chứ đừng nói là thiết bị ở cảng biển. Từng lang thang phiêu bạt ở nước ngoài, ông Lý Chính Tân thấy rằng, một người đôi khi có thể chịu giày vò về mặt thể xác, nhưng đức tin bị cản trở càng dễ khiến con người gục ngã hơn.

Trung tâm dịch vụ xã hội Xinshi đề xuất xây dựng “Phòng cầu nguyện” ở cảng biển xoa dịu tâm hồn cho thuyền viên nước ngoài. (Nguồn ảnh: Pixabay)Trung tâm dịch vụ xã hội Xinshi đề xuất xây dựng “Phòng cầu nguyện” ở cảng biển xoa dịu tâm hồn cho thuyền viên nước ngoài. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Ông Lý Chính Tân nói, “Tôi là tín đồ Cơ đốc, khi làm việc ở Indonesia cũng thấy rất nhớ nhà và vất vả. Khi đó, tôi thường cầu nguyện với Thượng đế. Vì vậy, tôi có thể hiểu tấm lòng duy trì đức tin của những thuyền viên nước ngoài này”. Thuyền viên nước ngoài đa phần là người Indonesia, rất nhiều người theo đạo Hồi. Vốn dĩ mỗi ngày phải quay mặt về Mecca cầu nguyện 5 lần, khi cầu nguyện phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, ngồi cầu nguyện ở không gian sạch sẽ. Nhưng với thuyền viên nước ngoài ở Đài Loan, cuộc sống và công việc đều ở trên thuyền, do công việc bận rộn và không gian trên thuyền nhỏ nên họ chỉ có thể cầu nguyện và tắm rửa trên boong tàu. Đôi khi họ chỉ có thể cầu nguyện một lần, nhưng nếu có thời gian 1 chút, họ cũng sẽ cầu nguyện 5 lần/ngày. Thông qua những lời cầu nguyện giúp họ ổn định cơ thể, tâm trí và linh hồn. Cầu thánh Allah phù hộ cho họ bình an ở nơi xa lạ, cho tới ngày bình an đoàn tụ bên gia đình.

Xem thêm: Gia hạn cư trú thêm 30 ngày cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Đài Loan trên 180 ngày lần thứ 16

Sau khi nghe các yêu cầu, Trung tâm Xinshi bắt đầu lên kế hoạch, điều tra và khảo sát 21 cảng biển, phỏng vấn 102 thuyền viên nước ngoài, tìm hiểu thực tế việc vệ sinh và cầu nguyện của họ. Đồng thời thu thập ý kiến, điều tra địa điểm thích hợp lắp đặt thiết bị vệ sinh và cầu nguyện. Quá trình này đều gặp phải những nụ cười ngại ngùng của thuyền viên, khiến nhân viên công tác xã hội của Trung tâm Xinshi vô cùng đau lòng. Những thuyền viên này dù gặp phải nhiều giày vò nhưng vẫn nhẫn nhịn, thật xót xa.

Sức mạnh của đức tin sẽ vơi đi nỗi khắc khoải trong lòng, đây là lời nói tôi nghe được nhiều nhất sau phỏng vấn. Ông Lý cũng chia sẻ, trong lúc phỏng vấn, cũng có vài người giảng đạo “Đôi khi một vài người đồng hương hoặc chính họ, gặp phải một vài chuyện, có thể từ gia đình hoặc công việc khiến họ lo lắng, suy nghĩ, thường uống rượu để tạm thời quên đi phiền não, nhưng đôi khi uống nhiều lại ảnh hưởng tới khống chế cảm xúc. VÌ vậy chúng tôi hy vọng, nếu có phòng cầu nguyện sạch sẻ ở cảng biển, khi có chuyện phiền não có thể dùng sức mạnh của cầu nguyện, xoa dịu tâm hồn, bình tâm lại và không dùng rượu để giải sầu”.

Thông qua những lời cầu nguyện giúp họ ổn định cơ thể, tâm trí và linh hồn. Cầu thánh Allah phù hộ cho họ bình an ở nơi xa lạ, cho tới ngày bình an đoàn tụ bên gia đình. (Nguồn ảnh: Pixabay)Thông qua những lời cầu nguyện giúp họ ổn định cơ thể, tâm trí và linh hồn. Cầu thánh Allah phù hộ cho họ bình an ở nơi xa lạ, cho tới ngày bình an đoàn tụ bên gia đình. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Không chỉ người dân kêu gọi coi trọng quyền lợi của thuyền viên, Uỷ viên Viện Kiểm sát Vương Ấu Linh, Vương Mỹ Ngọc, Thái Tông Nghĩa sau khi điều tra và phỏng vấn thuyền viên nước ngoài phát hiện rằng, thuyền viên nước ngoài ở tàu viễn dương Đài Loan đã thực sự bị gặp phải những việc như: trừ tiền lương, thời gian làm việc quá dài, chứng minh thư bị thu giữ, môi giới ép buộc kí hợp đồng bóc lột vv. Kiểm sát viên yêu cầu Sở Ngư nghiệp, Bộ Lao động và Bộ Ngoại giao đều cần phải coi trọng quyền lợi của thuyền viên nước ngoài ở tàu viễn dương.

Phát ngôn viên Tổ chức Hoà bình xanh chỉ ra rằng, cần phải huỷ bỏ chế độ tuyển dụng nước ngoài, vì hầu hết thuyền viên nước ngoài trên tàu viễn dương đều thuộc chế độ tuyển dụng nước ngoài, không có quyền lợi bảo đảm. Bộ Lao động cần đảm bảo thuyền viên nước ngoài thuộc “Luật lao động cơ bản”, có quyền lợi và bảo đảm như người lao động Đài Loan. Trong giai đoạn chuyển đổi, Sở Ngư nghiệp phải đảm bảo chủ tuyển dụng phải hoàn toàn tuân thủ “Biện pháp quản lý và cấp phép đối với thuyền viên nước ngoài”, đặc biệt là trả tiền lương đầy đủ, cấm không được khấu trừ tuỳ ý, chi phí bảo hiểm cho thuyền viên nước ngoài phải nhanh chóng chi trả, việc quản lý thuyền viên nước ngoài phải thuộc phụ trách của Chính phủ.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading