Theo bài đăng trên trang laodong.vn cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 5 kỳ lân công nghệ vào năm 2025 và 10 kỳ lân công nghệ vào năm 2030. Đây là những công ty được định giá trên 1 tỉ USD. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), trong những năm qua, Việt Nam đã có chuyển biến đáng ghi nhận về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up). Tính đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 3.000 start-up. Đến năm 2020, Việt Nam có 3 start-up có định giá trên 1 tỉ USD và khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp có định giá hơn 100 triệu USD.
Việt Nam dần từng bước có nhiều start-up tên tuổi được khẳng định, như VNG (startup Việt Nam đầu tiên được định giá trên 1 tỉ USD), Abivin vô định giải Startup World Cup 2019. Finhay (tài chính công nghệ), Luxstay (dịch vụ lưu trú), Sendo (thương mại điện tử), Momo (ví điện tử), Topica (giáo dục). Năm ngoái, Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam 2020 có 33 quỹ đầu tư cam kết “rót” 815 triệu USD vào lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2021-2025. Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 5 kỳ lân công nghệ vào năm 2025 và 10 kỳ lân công nghệ vào năm 2030.
Tính đến năm 2019, Việt Nam có khoảng 3.000 start-up. Đến năm 2020, Việt Nam có 3 start-up có định giá trên 1 tỉ USD và khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp có định giá hơn 100 triệu USD. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Theo anh Trần Quang Kiên - CEO Công ty Tư vấn Chuyển đổi số Entrust, việc Chính phủ tăng cường đầu tư phát triển 5G, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, miễn thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp… là những điều kiện rất thuận lợi và tích cực để start-up phát triển. Ngoài ra, anh Trần Quang Kiên cho rằng Việt Nam hiện nay có lợi thế lớn về nhân lực cho đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. “Nhiều sinh viên trẻ hiện nay rất chủ động, tìm cách tham gia vào thị trường công nghệ mặc dù họ học kinh tế và những ngành khác. Chưa bao giờ tất cả mọi người có thể tham gia vào ngành công nghệ như bây giờ. Dù không học công nghệ vẫn có thể tham gia vào ngành này với 1 vai trò rất quan trọng, đó là điều chưa bao giờ thấy”- anh Trần Quang Kiên cho biết.
Xem thêm: Sở Di dân Đài Loan tổ chức “Hội nghị bàn tròn về phòng chống lao động cưỡng bức năm 2021”
Chính phủ tăng cường đầu tư phát triển 5G, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, miễn thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp…là những điều kiện rất thuận lợi và tích cực để start-up phát triển. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Trang laodong.vn cho biết thêm, theo CIEM, để đạt được mục tiêu 10 “kỳ lân” vào năm 2030, Chính phủ cần có những biện pháp khơi thông dòng vốn đầu tư mạnh mẽ hơn nữa từ khu vực công và khu vực tư nhân vào các startup. Đồng thời, nghiên cứu các chính sách nhằm xây dựng sàn huy động vốn riêng cho các start-up công nghệ, tạo nên khả năng huy động vốn cho start-up, tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc thương vụ. Khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. CIEM cũng đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo thông qua thúc đẩy đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, tập trung xây dựng các trường đại học đóng vai trò quan trọng vào việc khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần học hỏi và khả năng phản biện của các sinh viên và có các chính sách thu hút nhân tài.
Trong khi đó, CEO ChatBot Việt Nam Lê Anh Tiến cho rằng bên cạnh các chính sách từ Chính phủ, nội hàm của các startup rất quan trọng. “Start-up phải có sự chuẩn bị về mặt sản phẩm, về mặt nhận diện, thượng hiệu…tất cả mọi thứ, khách hàng, thị trường. Chu kỳ của start-up là 3 năm. Trong 3 năm mà không đưa được startup lên quy mô hàng triệu USD thì coi như start-up thất bại”, anh Lê Anh Tiến chia sẻ và nhấn mạnh: “Sự thành công của start-up phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi phải luôn luôn đổi mới sáng tạo chứ không phải công nghệ là số 1 đâu. Phải đổi mới hàng ngày”.