Chính sách liên quan đến việc thích ứng cuộc sống của di dân mới và con em của di dân mới
Theo số liệu thống kê của Bộ Nội chính, tính đến tháng 7 năm 2024, số lượng di dân mới đến Đài Loan theo diện kết hôn đã đạt đến con số 600.302, bao gồm những di dân mới đến từ khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông và Ma Cao) và các khu vực khác. Trước bối cảnh khi bắt đầu một cuộc sống mới tại Đài Loan, những di dân mới phải đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình, làm việc ngoài xã hội, thích nghi với cuộc sống hay quảng bá văn hóa. Kể từ năm 2001, thời điểm bắt đầu có rất nhiều di dân mới đến Đài Loan, chính phủ Đài Loan và các đoàn thể dân sự đã luôn luôn chú trọng đến những vấn đề này, và thiết lập các chính sách và quy định liên quan để hỗ trợ di dân mới và con cái của họ hòa nhập vào xã hội Đài Loan, xây dựng mối quan hệ cùng tồn tại và thịnh vượng giữa các nhóm dân tộc.Đầu tiên, năm 2012, Bộ Nội chính đã triển khai “Dự án Ngọn đuốc di dân mới”, bao gồm hơn mười hạng mục dự án với kinh phí lên đến hàng trăm triệu Đài tệ, bao gồm việc học tập ngôn ngữ và văn hóa giữa xã hội Đài Loan và di dân mới. Sau đó, Quỹ Phụ đạo hôn phối người nước ngoài và hiện nay đang hoạt động là Quỹ Phát triển di dân mới đều đã được thành lập, mỗi năm phân bổ khoảng hơn 200 triệu Đài tệ để cho các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân đăng ký xin trợ cấp. Dự án bao gồm bốn dự án con: 1) Tổ chức kế hoạch phục vụ mạng lưới an toàn xã hội của di dân mới; 2) Tổ chức kế hoạch phát triển gia đình và chăm sóc con cái, đa dạng văn hóa; 3) Tổ chức kế hoạch thành lập trung tâm dịch vụ gia đình; 4) Tổ chức dịch vụ sáng tạo cho di dân mới, kế hoạch đào tạo nhân tài và phát triển ngành công nghiệp. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024, tổng cộng đã có 108 đơn đăng ký đã được nộp, trong đó 90 đơn được phê duyệt với tổng kinh phí 92.939.652 Đài tệ, phân loại như sau: 7 đơn đăng ký đến từ chính phủ trung ương (61.008.321 Đài tệ), 58 đơn từ chính quyền địa phương (27.080.123 Đài tệ), và 25 từ tổ chức dân sự (4.851.208 Đài tệ).Ngoài ra, năm 2014, Bộ Giáo dục Đài Loan cũng đã đưa ngôn ngữ Đông Nam Á vào chương trình giáo dục phổ thông 12 năm, trong đó học sinh tiểu học bắt buộc phải chọn học một trong bốn loại ngôn ngữ: tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia, tiếng dân tộc nguyên trú hoặc một trong bốn loại ngôn ngữ của di dân mới. Ở cấp THCS thì sẽ là tùy chọn, còn ở cấp THPT thì được đưa vào môn ngoại ngữ thứ hai không bắt buộc. Hiện nay, gần 20.000 học sinh tiểu học và trung học trên toàn Đài Loan đều đang học các ngôn ngữ này, và hơn 800 di dân mới mới cùng thế hệ thứ hai của di dân mới đang đóng vai trò là giáo viên hỗ trợ giảng dạy những loại ngôn ngữ này. Từ năm 2024 đến 2027, Bộ Giáo dục sẽ xúc tiến “Dự án phát triển tài năng giáo dục cho di dân mới” (Hình 1) với ba mục tiêu chính: phát huy ưu thế của con em di dân mới, hỗ trợ phát triển tiềm năng và tạo dựng xã hội thân thiện, bao dung.Kế hoạch phát triển tài năng của Bộ Giáo dục giai đoạn 2024-2027 (Nguồn: Bộ Giáo dục 2024)Những chính sách trên đã được triển khai nhiều năm, và gần đây, “Luật cơ bản về di dân mới” đã được ban hành vào ngày 12 tháng 8 năm 2024, ngay điều đầu tiên đã khẳng định: bộ luật này được thiết lập nhằm đảm bảo tinh thần bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong hiến pháp, đảm bảo và hỗ trợ di dân mới hòa nhập vào xã hội Đài Loan, xây dựng mối quan hệ hòa hợp giữa các dân tộc.Xã hội Đài Loan luôn hết lòng quan tâm đến việc thích nghi cuộc sống của di dân mới, và ban hành các chính sách pháp luật liên quan, liệu những di dân mới có thể cảm nhận được điều đó hay không? Theo kết quả cuộc họp báo công bố kết quả khảo sát nhu cầu đời sống của di dân mới năm 2023 do Sở Di dân thuộc Bộ Nội chính Đài Loan tổ chức ngày 19 tháng 7 năm 2024 (xem hình 2): tỷ lệ tham gia lao động của di dân mới cao hơn so với người dân bản địa, 14,2% di dân mới có ý định khởi nghiệp, thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình tăng, tỷ lệ tham gia vào các hoạt động xã hội của di dân mới là 31,5%, 63% đã tham gia vào các chính sách dịch vụ chăm sóc, 92% di dân mới cho biết họ cảm thấy hạnh phúc, 77,3% người trên 50 tuổi muốn an dưỡng tuổi già tại Đài Loan, và 50% người trên 50 tuổi cho rằng Đài Loan đã trở nên ngày càng tốt đẹp hơn.Khảo sát nhu cầu đời sống của di dân mới năm 2023Giải thích hình 2: Khảo sát nhu cầu đời sống của di dân mới cho thấy, ngoài những phản hồi tích cực và hài lòng, vẫn cần tiếp tục quan tâm đến các khía cạnh không hài lòng, ví dụ như vẫn còn 7,9% di dân mới cảm thấy không hạnh phúc. So với lúc mới kết hôn và đến Đài Loan, có trên 50% cho rằng thái độ của xã hội Đài Loan, mức độ thân thiện tại nơi làm việc, và các dịch vụ hoặc phúc lợi của chính phủ đã được cải thiện; hơn 40% cho rằng không có thay đổi đáng kể; 2~3% cho rằng mọi thứ tệ đi. Về quyền lợi của di dân mới tại Đài Loan, có 46,0% cho rằng tốt hơn, 51,2% cho rằng không có gì thay đổi và 2,8% cho rằng tệ hơn.Kế hoạch khảo sát này được thực hiện mỗi 5 năm một lần, nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho chính phủ và các tổ chức dân sự trong việc thúc đẩy các biện pháp chăm sóc, y tế, việc làm cho di dân mới và xây dựng các chính sách liên quan. Đối tượng khảo sát bao gồm vợ/chồng của công dân Đài Loan là người nước ngoài có thẻ cư trú hợp pháp hoặc đã nhập quốc tịch Đài Loan tại 22 huyện thị trên toàn Đài Loan, không bao gồm những người đã ra nước ngoài hơn 2 năm. Phương pháp khảo sát gồm hai loại: khảo sát trực tiếp qua phỏng vấn mặt đối mặt theo khu vực và quốc tịch, và phương pháp lấy mẫu hệ thống, tổng cộng thu thập được 10.430 mẫu khảo sát hợp lệ. Các buổi tọa đàm định tính được tổ chức dưới dạng hội thảo trọng tâm tại miền Bắc, Trung, Nam và Đông của Đài Loan, tổng cộng có 12 buổi với 94 di dân mới tới tham gia và chia sẻ. Kinh phí nghiên cứu do Quỹ Phát triển di dân mới hỗ trợ.Tóm lại, trong một xã hội dân chủ như Đài Loan, nhân quyền và pháp trị được coi trọng, và người dân được bảo vệ toàn diện. Chính phủ và xã hội dân sự đã nỗ lực không ngừng để hỗ trợ di dân mới thích nghi với cuộc sống và bảo vệ quyền lợi của họ. Tác giả Âu Á Mỹ là người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và tâm huyết với các vấn đề giáo dục đa văn hóa và sự chung sống hòa hợp giữa các cộng đồng dân cư, tin rằng những kết quả đạt được đã tiến bộ, nhưng vẫn còn những khía cạnh cần tiếp tục được quan tâm. Cả chính phủ và xã hội đều cần tiếp tục theo dõi và cải thiện, nhằm xây dựng mối quan hệ cùng tồn tại và phát triển giữa các nhóm dân cư.Tác giả: Âu Á MỹChức vụ hiện tại: Thanh tra của Cục Giáo dục thành phố Tân BắcBằng cấp: Tiến sĩ, Viện Chính sách và Quản lý Giáo dục, Đại học Giáo dục Quốc lập Đài BắcKinh nghiệm:Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pingtian, khu Đạm Thủy (2017 - 2024), nghỉ hưu năm 2024Trưởng nhóm Dự án Thành phố học tập Tân Bắc (từ năm 2022 đến nay)Trưởng ban Dự án Cố vấn Học tập suốt đời Tân Bắc (2010-2023)Phó trưởng đoàn Tư vấn Văn hóa và Giáo dục di dân mới Tân Bắc (2010-2023)Biên tập chính 126 cuốn tài liệu giảng dạy bảy ngôn ngữ của di dân mới (Việt, Indonesia, Thái, Myanmar, Campuchia, Philippines, Malaysia) (2016-2021)Chủ nhiệm Dự án Tài liệu Kỹ thuật số bảy ngôn ngữ của di dân mới của Bộ Giáo dục Đài Loan (2017-2021)Thành viên Ủy ban Biên soạn Chương trình giảng dạy Ngôn ngữ di dân mới của Bộ Giáo dục Đài Loan (2014-2016).