img
:::

Hai nhân tài của Đài Loan góp sức trong dự án tàu thăm dò sao Hỏa của NASA

Hai nhân tài của Đài Loan góp sức trong dự án tàu thăm dò sao Hỏa của NASA

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】 Biên tập / Trịnh Đức Mạnh

Trong vũ trụ bao la, sự hiểu biết của nhân loại về các hành tinh vẫn còn rất nhiều hạn chế. Kể từ sau khi Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng vào năm 1969, thì đến ngày 18 tháng 2 năm 2021, NASA đã hạ cánh thành công tàu thăm dò Perseverance lên sao Hỏa. Số tiền chi cho dự án lần này của NASA đã lên tới 3 tỷ đô la Mỹ. Tàu thăm dò Perseverance đã vượt qua một hành trình dài 480 triệu km trong vũ trụ bắt đầu từ ngày 30 tháng 7 năm 2020, và sau 7 tháng bay đã hạ cánh thành công xuống sao Hỏa.

Bảy phút trước khi hạ cánh được các kỹ sư trong dựa án lần này của NASA gọi là "bảy phút kinh hoàng", bởi vì trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, tàu thăm dò Perseverance đã thoát khỏi sự kiểm soát từ xa của nhân viên mặt đất và toàn bộ quá trình hạ cánh đều dựa vào máy móc và thiết bị trên tàu. Khi thành công nhận được tín hiệu từ sao Hỏa chuyển về Trái đất, các nhân viên NASA đều đứng dậy vỗ tay vui sướng. Ngay sau đó, trên trang Twitter Perseverance của NASA cũng cho đăng tải những bức hình ảnh đen trắng đầu tiên từ bề mặt sao Hỏa, và công bố với cả thế giới rằng khoa học kỹ thuật của nhân loại lại tiến thêm một bước tiến vượt bậc mới.

Xem thêm: Chương trình giáo dục hỗ trợ cho các học sinh là con em của di dân mới từ nhỏ lớn lên ở nước ngoài

Ngay từ hàng tỷ năm trước, với độ ẩm cao và bầu khí quyển dày đặc, cho thấy sao Hỏa dường như là môi trường sống rất tốt đối với con người. Vào năm 2011, tàu thăm dò "Curiosity" cũng thuộc quyền sở hữu của NASA đã phát hiện ra dấu vết của phân tử hữu cơ tuổi thọ 3 tỷ năm trên đá của sao Hỏa. Điều này cho thấy khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa là rất cao.

Do đó, tàu thăm dò Perseverance được cử đi lần này với nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó mang theo một máy bay không người lái nhỏ và sử dụng một cánh tay robot 7 inch tiến hành thăm dò hõm chảo Jezero rộng 49 km ở phía bắc đường xích đạo sao Hỏa để thu thập các mẫu đá, từ đó có thể nghiên cứu xem liệu thực sự có tồn tại sự sống trên sao Hỏa hay không? Dự tính các mẫu vật được khai quật trên sao Hỏa sẽ được gửi trở về Trái đất vào khoảng năm 2031.

Xem thêm: Bắt đầu từ tháng 3, Đài Loan nới lỏng quy định cho người nước ngoài nhập cảnh

Theo bài đăng trên Facebook của bà Thái Anh Văn - Tống thống Đài loan cho biết, có hai người Đài Loan được tham gia vào dự án lần này của NASA, đó là Tiến sĩ Nghiêm Chính – Kỹ sư điều khiển xe thám hiểm và Tiến sĩ Lưu Đăng Khải - Chuyên viên thiết kế tàu vũ trụ. Trong công cuộc phát triển khoa học vũ trụ trên quy mô toàn cầu, các nhân tài của Đài Loan đã trở thành trợ thủ đắc lực hỗ trợ nhân loại khám phá những bí mật của sao Hỏa.

Hai kỹ sư người Đài Loan đã trở thành trợ thủ đắc lực hỗ trợ nhân loại khám phá những bí mật của sao Hỏa. (Nguồn ảnh: trích dẫn từ facebook của Tổng thống Thái Anh Văn)

Bức hình ảnh đen trắng đầu tiên từ bề mặt sao Hỏa  do tàu thăm dò Perseverance gửi về. (Nguồn ảnh: trích dẫn từ wedside chính thức của NASA)

Tin hot

回到頁首icon
Loading