img
:::

Trần Tĩnh Hoa – thế hệ thứ hai của di dân mới người Campuchia và câu chuyện tìm hiểu văn hóa quê hương của mẹ

Trần Tĩnh Hoa tham gia “Chương trình đào tạo nhân lực tại nước ngoài dành cho con em của di dân mới” của Sở Di dân để tìm hiểu văn hóa quê hương của mẹ. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Trần Tĩnh Hoa tham gia “Chương trình đào tạo nhân lực tại nước ngoài dành cho con em của di dân mới” của Sở Di dân để tìm hiểu văn hóa quê hương của mẹ. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】hợp tác với đài phát thanh IC Voice FM97.5 【新生報到-我們在台灣】(Sinh viên mới báo danh - Chúng tôi ở Đài Loan) để cho ra mắt một loạt câu chuyện thú vị về những di dân mới đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Trong bài viết này, hãy cùng đón đọc câu chuyện của cô Trần Tĩnh Hoa là thế hệ thứ hai của di dân mới người Campuchia. Trong thời gian học đại học, cô đã tham gia “Chương trình đào tạo nhân lực tại nước ngoài dành cho con em của di dân mới” của Sở Di dân - Bộ Nội chính. Cô cùng mẹ của mình đã quay trở về Campuchia và đã tìm hiểu về những nét khác biệt trong văn hóa của Đài Loan và Campuchia, có nhiều điều đáng nhớ và những trải nghiệm thú vị. Nhắc đến Đông Nam Á, người ta thường nghĩ đến "chua" và "cay", nhưng khi Trần Tĩnh Hoa tới Campuchia thì cô cảm nhận được hoàn toàn là vị "ngọt". Cô phát hiện ra rằng người dân địa phương có thói quen cho thêm đường vào bất kỳ món ăn nào, quả là vô cùng đặc biệt.

Trần Tĩnh Hoa rất nhiệt tình chia sẻ với các học viên của chương trình đào tạo tại nước ngoài đồng thời cũng là con em của di dân mới. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp) Trần Tĩnh Hoa rất nhiệt tình chia sẻ với các học viên của chương trình đào tạo tại nước ngoài đồng thời cũng là con em của di dân mới. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trần Tĩnh Hoa rất nhiệt tình chia sẻ với các học viên của chương trình đào tạo tại nước ngoài đồng thời cũng là con em của di dân mới rằng, nếu muốn đăng ký tham gia “Chương trình đào tạo nhân lực tại nước ngoài dành cho con em của di dân mới”, trước tiên nên ghi chép lại những điều muốn biết về quê hương của mẹ mình vào một cuốn sổ tay, khi trở về quê hương của mẹ mình, bạn có thể dựa theo những điều đã viết ra trong cuốn sổ này để tiến hành khám phá. Trần Tĩnh Hoa cũng cho biết thêm, “Chương trình đào tạo nhân lực tại nước ngoài dành cho con em của di dân mới” lần này chủ yếu xoay quanh năm nội dung, đó là "kết nối tình thân, tham quan tìm hiểu văn hóa, khám phá ẩm thực, trao đổi ngôn ngữ, giao lưu việc làm". Chính vì thế, các học viên có thể căn cứ vào những nội dung này để lên kế hoạch cho hành trình tìm hiểu quê hương của mẹ mình, như vậy sẽ thuận lợi và có hiệu quả hơn.  

Xem thêm: Thúc đẩy bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới vào hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng

Trần Tĩnh Hoa có rất nhiều người thân, anh em và họ hàng ở Campuchia. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Trần Tĩnh Hoa có rất nhiều người thân, anh em và họ hàng ở Campuchia. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Đối với Trần Tĩnh Hoa, điều khiến cô ấn tượng nhất trong chuyến quay về khám phá quê hương của mẹ mình đó là ở Campuchia cô có rất nhiều người thân, anh em và họ hàng, đặc biệt là cô có rất nhiều người em họ nhỏ tuổi hơn cô, khiến cô bỗng chốc phải có trách nhiệm của một người chị. Chỉ tiếc là cô không biết tiếng Campuchia, không thể giao tiếp với người thân một cách trôi chảy được, nên chỉ có thể hoa chân múa tay để diễn đạt ý nghĩ của mình. Ngoài ra, một trong những món ăn đặc sản khiến Trần Tĩnh Hoa nhớ mãi không quên đó chính là món "Canh chua cay kiểu Campuchia".

Trần Tĩnh Hoa rất hy vọng rằng xã hội Đài Loan trong tương lai có thể thân thiện hơn, có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hơn để mọi người dân đều có cơ hội được trải nghiệm những nét thú vị của các nền văn hóa nước ngoài. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Trần Tĩnh Hoa rất hy vọng rằng xã hội Đài Loan trong tương lai có thể thân thiện hơn, có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hơn để mọi người dân đều có cơ hội được trải nghiệm những nét thú vị của các nền văn hóa nước ngoài. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Về quá trình nhận thức thân phận là thế hệ thứ hai của di dân mới, Trần Tĩnh Hoa có nhắc đến khoảng thời gian khi cô học tiểu học, do hơn một học sinh trong lớp đều là con em của di dân mới, do đó mà luôn có cảm giác thân thuộc với nhau. Cho dù tất cả mọi người không cố ý nhắc đến chủ đề này, nhưng các học trong lớp đều ngầm hiểu được là "Tôi biết bạn là thế hệ thứ hai của di dân mới, bạn cũng biết tôi là thế hệ thứ hai của di dân mới". Vì vậy, mãi cho đến khi học đại học thì Trần Tĩnh Hoa mới phải đối diện với việc tự nhận thức và tìm hiểu về thân phận của bản thân, thậm chí có nhiều lúc cô còn “nghi ngờ về chính thân phận” của mình vì cô không hề biết tiếng Campuchia, một phần cũng là do cô không có cơ hội tiếp xúc với văn hóa quê hương của mẹ mình. Chính vì vậy, Trần Tĩnh Hoa rất hy vọng rằng xã hội Đài Loan trong tương lai có thể thân thiện hơn, có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa hơn để mọi người dân đều có cơ hội được trải nghiệm những nét thú vị của các nền văn hóa nước ngoài.

Xem thêm: Bảy quy định mới liên quan đến giao thông và dân sinh của Đài Loan chính thức được thực thi từ tháng 10

Hiệp hội Phụ nữ Hảo Hảo của Bình Đông (社團法人屏東好好婦女協會) đã cho phát hành ấn phẩm《你不孤單》(Bạn không cô đơn). (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Hiệp hội Phụ nữ Hảo Hảo của Bình Đông (社團法人屏東好好婦女協會) đã cho phát hành ấn phẩm《你不孤單》(Bạn không cô đơn). (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Hiện tại, Trần Tĩnh Hoa đã tốt nghiệp Khoa Công tác xã hội của Đại học Khoa học kỹ thuật Bình Đông và đang làm công việc hành chính nghiệp vụ trong Hiệp hội Phụ nữ Hảo Hảo của Bình Đông (社團法人屏東好好婦女協會). Hiệp hội này chủ yếu thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền và bình đẳng văn hóa. Ngoài ra, từ lâu nay, Hiệp hội đã cho phát hành ấn phẩm《你不孤單》(Bạn không cô đơn), một năm sẽ xuất bản 4 quý, chủ yếu chia sẻ tiếng nói của những di dân mới và con em của di dân mới cũng như quyền lợi của lao động di trú. Nội dung của ấn phẩm vô cùng rất hấp dẫn và đa dạng, đồng thời còn được dịch sang 3 thứ tiếng (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan) để giúp di dân mới dễ dàng đọc hiểu bằng chính tiếng mẹ đẻ của họ. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý vị độc giả truy cập vào trang Facebook南洋阿緱 國際家庭 你不孤單

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading