img
:::

Góc bếp nhỏ của di dân mới Việt Nam và Thái Lan dùng hương vị món ăn kết nối tình quê hương

Di dân mới Việt Nam và Thái Lan dạy nấu ăn trực tuyến, dùng hương vị món ăn kết nối tình quê hương. (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)
Di dân mới Việt Nam và Thái Lan dạy nấu ăn trực tuyến, dùng hương vị món ăn kết nối tình quê hương. (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Tình hình dịch bệnh ở Đông Nam Á đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều di dân mới ở Đài Loan rất mong nhớ “Hương vị quê hương ”nhưng không thể nào về nước để thưởng thức lại hương vị những món ăn quê nhà. Chị Lê Kim Cương - di dân mới Việt Nam và chị Trần Lan Luân - di dân mới Thái Lan, đều đã kết hôn qua Đài Loan được hơn 15 năm, đã quay video với chủ đề "Căn bếp chống dịch" quảng bá ẩm thực quê hương, giúp các chị em di dân mới gợi nhớ lại hương vị các món ăn thơm ngon của quê nhà, đồng thời giúp cho người dân Đài Loan có cơ hội tìm hiểu thêm về ẩm thực nước ngoài.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thu phí gia hạn Thẻ vàng việc làm đối với chuyên gia người nước ngoài làm việc tại Đài Loan

Chị Lê Kim Cương - di dân mới Việt Nam, đã kết hôn qua Đài Loan được 15 năm và đã có hai người con, chồng của chị làm công việc sửa chữa điện tử. Chị cho biết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020 đến nay, chị không thể về quê thăm gia đình họ hàng, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở quê nhà ngày càng nghiêm trọng. “Mỗi khi xem tin tức trên tivi là mỗi lần tim lại nhói đau”, cũng may là thông qua những lần gọi webcam, chị biết được cha mẹ và người nhà đều bình an khoẻ mạnh.

Chị Trần Lan Luân- di dân mới Thái Lan, đã kết hôn sang Đài Loan được 20 năm, là thông dịch viên tại Trung tâm di dân mới Bản Kiều và Hội quán Vạn Hoa . (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)Chị Trần Lan Luân- di dân mới Thái Lan, đã kết hôn sang Đài Loan được 20 năm, là thông dịch viên tại Trung tâm di dân mới Bản Kiều và Hội quán Vạn Hoa . (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)

Chị Trần Lan Luân- di dân mới Thái Lan, đã kết hôn sang Đài Loan được 20 năm. Ngày thường chị là thông dịch viên tại Trung tâm di dân mới Bản Kiều và Hội quán Vạn Hoa, chủ yếu hỗ trợ chị em di dân mới trong các vấn đề tư vấn về pháp lý và phúc lợi xã hội, đồng thời chị cũng tham gia các hoạt động gia đình do Trung tâm di dân mới tổ chức và chỉ dẫn những khác biệt trong phong tục tập quán giữa Đài Loan và Thái Lan cho gia đình các di dân mới. Chị lấy ví dụ, ở Thái Lan, không được tự tiện chạm vào đầu người khác, đây là thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên, người Đài Loan rất nhiệt tình và đôi khi chạm nhẹ lên người bạn khi gặp nhau, những hành vi này nên tránh và cũng cần thông cảm cho nhau.

Xem thêm: Cặp vợ chồng YouTuber chia sẻ sự khác biệt trong chi tiêu giữa Đài Loan và Nhật Bản

Chị Lê Kim Cương - di dân mới Việt Nam, đã kết hôn qua Đài Loan được 15 năm.  (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)Chị Lê Kim Cương - di dân mới Việt Nam, đã kết hôn qua Đài Loan được 15 năm.  (Nguồn ảnh: Cục Xã hội thành phố Tân Bắc)

Trưởng phòng Lâm Bảo Châu - Phòng Phát triển cộng đồng và Phúc lợi phụ nữ của Cục Xã hội cho biết trong thời gian bùng phát dịch bệnh, tất cả các khóa học trên lớp đều tạm ngưng và được chuyển sang dạy trực tuyến để các chị như Lê Kim Cương và Trần Lan Luân...thông qua việc dạy nấu ăn giúp cho các gia đình di dân mới ở Tân Bắc thậm chí là toàn Đài Loan cũng có thể nấu được những món ăn đậm đà hương vị quê hương ngay tại nhà mình, thông qua hương vị món ăn để kết nối tình quê hương.

Tin hot

回到頁首icon
Loading