img
:::
Tin tức đời sống

Con em của di dân mới người Việt nghiên cứu văn hóa cà phê của Việt Nam

Con em của di dân mới người Việt – Vương Thụy Hào nghiên cứu về văn hóa cà phê của Việt Nam. (Nguồn ảnh: Sở Di dân)
Con em của di dân mới người Việt – Vương Thụy Hào nghiên cứu về văn hóa cà phê của Việt Nam. (Nguồn ảnh: Sở Di dân)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Trong nhiều năm trở lại đây, Sở Di trú đã triển khai "Chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ngoài cho di dân mới và con em của di dân mới", để khuyến khích di dân mới và con em của họ sử dụng lợi thế về ngôn ngữ và đa dạng văn hóa, quay trở về tìm hiểu, học tập văn hóa quê hương của mẹ (cha). Năm nay có tổng cộng có 36 nhóm và 77 người đã đi đến 10 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Bỉ, Hoa Kỳ, Honduras, Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao. Trong số đó, có em Vương Thụy Hào, hiện đang theo học tại trường THPT Triều Châu ở Bình Đông, đã đưa ra đề tài nghiên cứu về "Văn hóa cà phê - vàng đen của Việt Nam" được đánh giá cao và giành giải thưởng.

Xem thêm: Không chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng có thể tăng nguy cơ dễ lây nhiễm COVID-19

Vương Thụy Hào đã đưa ra đề tài nghiên cứu về "Văn hóa cà phê - vàng đen của Việt Nam" được đánh giá cao và giành giải thưởng. (Nguồn ảnh: Sở Di dân)Vương Thụy Hào đã đưa ra đề tài nghiên cứu về "Văn hóa cà phê - vàng đen của Việt Nam" được đánh giá cao và giành giải thưởng. (Nguồn ảnh: Sở Di dân)

Theo báo《中央社》đưa tin, em Vương Thụy Hào có mẹ là người Việt Nam, đã lựa chọn "Cà phê Việt Nam" làm đề tài để nghiên cứu vai trò của cà phê đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Vương Thụy Hào đã đến phỏng vấn rất nhiều quán cà phê, từ quán cà phê của bà ngoại đến những quán cà phê trong chung cư cà phê 42 Nguyễn Huệ, và phát hơn một trăm phiếu câu hỏi khảo sát thị trường để tìm hiểu sâu hơn những lợi ích kinh tế mà cà phê Việt Nam tạo ra cho người dân.

Xem thêm: Dịch vụ ATM nhận chuyển tiền xuyên biên giới 24/24 giờ cho lao động di trú tại Đài Loan

Vương Thụy Hào cho biết mặc dù tiếng Việt của em không được lưu loát, nhưng khi tham gia "Chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ngoài cho di dân mới và con em của di dân mới" của Sở Di dân đã giúp em hiểu thêm về quê hương mình của mẹ mình và học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Ngoài ra, thông qua chương trình này đã khiến Vương Thụy Hào bắt đầu suy nghĩ về những gì có thể làm cho Đài Loan với tư cách là con em của di dân mới. Vương Thụy Hào hy vọng có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình trong tương lai và trở thành người chèo lái con thuyền chính sách "Hướng Nam mới" của chính phủ.

Vương Thụy Hào hy vọng có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình trong tương lai và trở thành người chèo lái con thuyền chính sách "Hướng Nam mới" của chính phủ. (Nguồn ảnh:《中華日報》)Vương Thụy Hào hy vọng có thể nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình trong tương lai và trở thành người chèo lái con thuyền chính sách "Hướng Nam mới" của chính phủ.(Nguồn ảnh:《中華日報》)

Ông Tạ Minh Phúc, Chủ nhiệm Trạm Phục vụ thuộc Đội Nghiệp vụ khu vực phía Nam của Sở Di dân tại huyện Bình Đông cho biết, "Chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nước ngoài cho di dân mới và con em của di dân mới" của Sở Di dân nhằm khuyến khích những di dân mới và con em của họ sử dụng ưu thế ngôn ngữ và đa dạng văn hóa của họ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên đấu trường quốc tế. Hiện tại đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài ưu tú là con em của di dân mới, đóng góp cho sự phát triển của Đài Loan và các quốc gia trong chính sách Hương nam Mới.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading