img
:::

Biểu hiện và phương pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Biểu hiện và phương pháp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Theo Hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng, bệnh xuất hiện tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có ca tử vong.

Dự báo số mắc tay chân miệng sẽ có nguy cơ gia tăng cao hơn trong thời gian tới do tính chất dễ lây truyền, nhất là sắp tới mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.

Hiện nay, chưa có vắc xin nào phòng ngừa bệnh này. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy từ mũi hoặc chất dịch tiết ra khi nốt phồng bị vỡ.

Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm bệnh tay chân miệng để kịp thời điều trị cho trẻ, tránh biến chứng nặng.

Theo đó các biểu hiện dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng gồm:

- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đặc biệt, biểu hiện sốt cao khó có thể hạ sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: Trẻ có biểu hiện rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng, cần đảm bảo:

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt... của trẻ.

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Giặt quần áo, drap trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

– Bạn và mọi người trong gia đình bạn phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi ăn.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

 

Nguồn: Báo Tin tức

ảnh minh họa (nguồn: internet

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading