img
:::

Tục xin chữ và cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám – Hà Nội trong ngày đầu xuân của người Việt

Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)
Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Tục xin chữ và cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám – Hà Nội trong ngày đầu xuân của người Việt

Theo bài đăng trên trang vov.vn cho biết, xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc. Ngày xuân năm mới, đối với người Việt - là ngày khởi đầu tốt đẹp với mong muốn một năm mới vạn sự như ý, chính vì thế, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.

Xem thêm: Dịch bệnh lan rộng tại Đào Viên và Cao Hùng, nhiều nhà máy dừng hoạt động tiến hành xét nghiệm sàng lọc toàn diện

Chính vì lẽ đó, cứ mỗi độ xuân về, rất nhiều người đã có mặt từ rất sớm ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám để tham quan, thắp hương cầu tài, cầu đỗ đạt, cầu công danh sự nghiệp, và một việc làm không thể thiếu khi đến đây là xin chữ đầu năm. Mỗi người xin chữ theo mong muốn của mình nhưng tâm lý chung là cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, bình an, mạnh khỏe. Người thì xin chữ “Chí” để hy vọng năm mới đạt được những chí hướng, tâm nguyện mà mình đã ấp ủ từ bao lâu nay. Người thì xin chữ “Đỗ” với ước mong sẽ đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Người xin chữ “Thành” trong mã đáo thành công với mong muốn năm nay mình sẽ đỗ đạt vào những ngôi trường như mơ ước.

Cứ mỗi độ xuân về, Văn Miếu-Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp vì có nhiều người đến đây là xin chữ đầu năm. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)Cứ mỗi độ xuân về, Văn Miếu-Quốc Tử Giám lại nhộn nhịp vì có nhiều người đến đây là xin chữ đầu năm. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Hình ảnh những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày “mực tàu giấy đỏ” vào mỗi độ xuân về- hiện diện trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành biểu tượng trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Họ đã và đang cùng nhau khôi phục và gìn giữ một nét đẹp trong văn hoá người Việt – xin chữ đầu xuân. Vì vậy, khoảng hơn chục năm nay, người Hà Nội đã quen với hình bóng các ông đồ mỗi dịp đầu xuân mới. Một thầy đồ cho biết: "Cho chữ, xin chữ là truyền thống từ ngàn xưa, ông cha chúng ta vẫn có một cái tục lệ là đi xin chữ đầu năm để cầu cho sự may mắn, cầu cho ý nguyện của người xin chữ được thành công trong cuộc sống và đem lại niềm vui đem lại an lạc cho con người. Xin chữ này là hầu như ai cũng muốn và họ rất chú trọng việc này trong những dịp đầu năm mới".

Xem thêm: Trạm Phục vụ số 2 của Sở Di dân tại TP Đài Nam tăng cường tuyên truyền nghiêm cấm gửi các sản phẩm thịt từ nước ngoài vào Đài Loan

Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Trang vov.vn cho biết thêm, ngày nay, việc xin chữ cũng không còn nặng nghi lễ như thuở xưa. Tuy nhiên, hình ảnh người viết câu đối, người viết lời chúc, người viết chữ…đủ các kiểu hành, chân, triện, lệ…đủ các chất liệu giấy, gỗ, trúc, tre… người xếp hàng, ngồi ghế chờ đến lượt, trân trọng cầm tờ giấy còn ướt mực, ngắm nét chữ “phượng múa rồng bay” cũng đủ là một hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ ngày đầu xuân năm mới.

Tin hot

回到頁首icon
Loading