img
:::

Béo phì và trầm cảm là hai nguyên nhân chính gây ra mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày

Tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể không liên quan đến thời gian ngủ vào buổi tối quá ngắn. (Nguồn ảnh: Heho Health)
Tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể không liên quan đến thời gian ngủ vào buổi tối quá ngắn. (Nguồn ảnh: Heho Health)

Bạn có thường cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, với cảm giác đầu óc chậm chạp và hiệu quả làm việc thấp không? Theo thống kê, có tới 30% người có triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày quá mức (Excessive Daytime Sleepiness, EDS), thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ, nhưng nhiều người nghĩ rằng điều này chỉ đơn giản là do ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu. 

 Bệnh nhân trầm cảm dễ bị buồn ngủ vào ban ngày. (Nguồn: ảnh: Pexels)

Ông Fernandez-Mendoza - Trợ lý giáo sư tâm thần học tại Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị Giấc ngủ thuộc Học viện Y khoa - Đại học Bang Penn đã phát hiện ra rằng, tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức có thể không liên quan đến thời lượng giấc ngủ và có nhiều khả năng xảy ra ở những người béo phì và thừa cân. "Những người béo phì có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày bất kể họ ngủ bao lâu vào ban đêm." Ông suy đoán rằng, sự mệt mỏi quá mức ở người béo phì có thể là do cơ thể họ ở trạng thái viêm mãn tính. Các tế bào mỡ từ mỡ bụng sản xuất ra các hợp chất miễn dịch gọi là cytokine, nó thúc đẩy gây ra cảm giác mệt mỏi hơn. 

Xem thêm: https://news.immigration.gov.tw/NewsSection/Detail/B8B434A8-9EE7-495B-81D2-378CB09904EA?lang=TW 

Bệnh nhân trầm cảm dễ bị buồn ngủ vào ban ngày 

Ngoài những người béo phì, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc chứng buồn ngủ vào ban ngày quá mức ở bệnh nhân trầm cảm là rất cao. Ví dụ, một số người vốn dĩ bị rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ, khiến họ mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ và thường tỉnh giấc vào giữa đêm, điều này dẫn đến vấn đề buồn ngủ vào ban ngày. Ông Fernandez-Mendoza chỉ ra rằng: “Những người mắc bệnh trầm cảm thường suy nghĩ nhiều và khó ngừng suy nghĩ, làm cho hormone căng thẳng của cơ thể dễ dàng tăng lên”. Hơn nữa, một số người mắc bệnh trầm cảm có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày nhưng vẫn khó ngủ vào ban đêm, điều này khiến họ cảm thấy rất khổ sở. 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, một số ít người buồn ngủ vào ban ngày quá mức mà mắc chứng rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ do hệ thần kinh trung ương, thì họ lại dễ đi vào giấc ngủ hơn người bình thường, nhưng điều này cũng dẫn đến thời gian ngủ trung bình vào ban đêm dài hơn và càng có khả năng cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. 

Xem thêm: https://news.immigration.gov.tw/NewsSection/Detail/4e767efe-aaf2-475f-9ff2-72603f9c5f8b?category=1&lang=TW 

Cảm thấy mệt mỏi không nhất thiết là do thiếu ngủ 

 Bệnh nhân trầm cảm dễ bị buồn ngủ vào ban ngày. (Nguồn: ảnh: Pexels)

Ông Fernandez-Mendoza cho biết: "Mọi người thường nghĩ rằng, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, đó là vì bạn không được ngủ đủ giấc vào ban đêm". Trước đây, các phương pháp điều trị buồn ngủ ban ngày thường sử dụng thuốc ngủ và các thuốc hỗ trợ giấc ngủ khác, nhưng về lâu dài, điều này có thể không phải là giải pháp hiệu quả. 

Ông Fernandez-Mendoza tin rằng, nguyên nhân chính gây buồn ngủ là béo phì và trầm cảm. Đối với một số người có rối loạn về nhịp sinh học, có thể bắt đầu điều trị cá nhân hóa thông qua quan sát chi tiết để đạt hiệu quả hơn trong việc khắc phục tình trạng buồn ngủ. "Mệt mỏi và buồn ngủ là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiệu quả công việc kém và tai nạn giao thông gây chết người", ông Fernandez-Mendoza chỉ ra rằng, ngoài béo phì và trầm cảm, thì giảm cân cũng có liên quan đến chứng buồn ngủ vào ban ngày, một số người sau khi bắt đầu giảm cân đã không còn phàn nàn về việc buồn ngủ vào ban ngày nữa.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading