【Thời báo Di dân mới toàn cầu】 Biên tập / Trịnh Đức Mạnh
Theo báo điện tử Nhân Dân đưa tin, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19. Nhìn lại năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Nhưng hoàn cảnh khó khăn không cản trở được du lịch Việt Nam nỗ lực chủ động thích ứng và khôi phục hoạt động trong tình hình mới.
Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%. Thành tựu và nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Trong năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giải thưởng danh giá mang tầm vóc châu lục và thế giới.
Xem thêm: Nghệ sĩ đường phố khiếm thị của Đài Loan giúp đỡ trẻ em nghèo Việt Nam được cắp sách tới trường
Với đà tăng trưởng của năm năm trước, bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019.
Báo điện tử Nhân Dân cũng cho biết, nhờ việc kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất gây ấn tượng với cộng đồng quốc tế, cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế” của Chính phủ, TCDL đã xác định cơ cấu lại thị trường du lịch, lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn, nhanh chóng triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” vào tháng 5-2020, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” vào tháng 9-2020 đã được đẩy mạnh triển khai.
Xem thêm: Chương trình giáo dục hỗ trợ cho các học sinh là con em của di dân mới từ nhỏ lớn lên ở nước ngoài
Năm 2020 cũng chứng kiến xu hướng du lịch tại chỗ (stay cation) phát triển mạnh mẽ trong nước. Nhiều khách sạn tìm cách vực dậy hoạt động bằng những gói giảm giá sâu, nhắm tới đối tượng khách nội địa trải nghiệm kỳ nghỉ tại chỗ. Xu hướng stay cation giúp du khách nội địa có cơ hội tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại các khách sạn uy tín với giá giảm gần 50% so với trước Covid-19 mà chất lượng không đổi, đặc biệt trong nhóm khách sạn lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long…
Xem thêm: Tuyết rơi tại miền bắc của Việt Nam, Sapa một màu trắng xóa của những bông tuyết
Nhờ việc chuyển hướng kịp thời, hoạt động du lịch trong nước đã được khởi động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực. Cả năm 2020, lượng khách nội địa đạt 56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019. Công suất sử dụng phòng khách sạn ở nhiều địa phương như ở Đà Lạt, Sầm Sơn, Sa Pa, Hạ Long, Phú Quốc...đã đạt tới 30- 50%, thời kỳ cao điểm, cuối tuần lên tới 80 - 90%. Theo thống kê của OAG, với gần 893.000 khách trong tháng 11, tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là chặng bay đông khách thứ hai thế giới, chỉ sau chặng Jeju – Seoul (Hàn Quốc) với hơn 1,3 triệu khách.