img
:::

Bộ Lao động triển khai 4 biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 dành cho lao động di trú

Bộ Lao động triển khai 4 biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh:《自由時報》)
Bộ Lao động triển khai 4 biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 dành cho lao động di trú. (Nguồn ảnh:《自由時報》)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Gần đây, một số nhà máy của huyện Miêu Lật liên tiếp phát hiện các trường hợp lao động di trú bị xác nhận lây nhiễm COVID-19. Để khuyến khích các doanh nghiệp có thuê dùng lao động di trú tăng cường thực hiện công tác phòng chống dịch, chính phủ Đài Loan đã ban hành chỉ thị các khu ký túc xá của lao động di trú phải được phân chia thành từng phòng và cố định số người ở hợp lý, đồng thời nhắc nhở lao động di trú hạn chế đi ra bên ngoài nếu không cần thiết, để giảm lưu lượng người ra vào. Phối hợp với các chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương, Bộ Lao động cũng đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng để lao động di trú có thể hiểu rõ hơn về các biện pháp phòng dịch. Đồng thời cũng nhắc nhở, tất cả những lao động di trú làm công việc giúp việc, chăm sóc trong các hộ gia đình tại khu vực Đào Viên - Tân Trúc - Miêu Lật nếu không thật sự cần thiết thì không nên đi ra ngoài, cố gắng ở yên trong nhà, nên có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm thì nhanh chóng đi kiểm tra sàng lọc nhanh.

 Xem thêm: Công nghệ AI hỗ trợ đọc phim chụp X-quang phổi giúp phát hiện các ca lây nhiễm COVID-19 nhanh hơn và tiết kiệm nhân lực

Bộ Lao động nhắc nhở lao động di trú làm công việc giúp việc, chăm sóc trong các hộ gia đình tại khu vực Đào Viên - Tân Trúc - Miêu Lật không nên đi ra ngoài, cố gắng ở yên trong nhà, nên có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm thì nhanh chóng đi kiểm tra sàng lọc nhanh. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động cung cấp) Bộ Lao động nhắc nhở lao động di trú làm công việc giúp việc, chăm sóc trong các hộ gia đình tại khu vực Đào Viên - Tân Trúc - Miêu Lật không nên đi ra ngoài, cố gắng ở yên trong nhà, nên có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm thì nhanh chóng đi kiểm tra sàng lọc nhanh. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động cung cấp)

  • Bộ Lao động đưa ra “4 biện pháp” dành cho các doanh nghiệp có thuê dùng lao động di trú như sau:
  1. Thiết lập thêm biện pháp ứng biến với dịch bệnh cho các doanh nghiệp: sẽ tiến hành sửa đổi “Hướng dẫn ứng phó với dịch COVID-19 dành cho chủ sử dụng có thuê dùng lao động di trú: các hạng mục chú ý về quản lý công việc, đời sống và việc đi ra bên ngoài của lao động di trú”, đồng thời bắt đầu thực thi sau khi những quy định dưới đây được thông báo:
    • Khi khu vực nhà máy chưa phát sinh lây nhiễm hoặc chỉ một bộ phận trong nhà máy phát sinh lây nhiễm, cần bố trí không gian tách biệt mỗi người một phòng, nơi làm việc và sinh hoạt phải phân chia thành từng khu vực riêng biệt, công nhân trên cùng một dây chuyền sản xuất phải sắp xếp ở cùng một chỗ và không được tự ý thay đổi, kiểm tra sức khỏe của nhân viên hàng ngày và phải có cán bộ chuyên trách xác nhận, theo dõi và đưa các trường hợp có triệu chứng khả nghi đi xét nghiệm và cách ly.
  • Nếu khu vực nhà máy có 1 trường hợp xác nhận lây nhiễm COVID-19 thì cần khoanh vùng các đối tượng có tiếp xúc gần với ca bệnh, đồng thời nghiêm chỉnh tiến hành cách ly trong phòng khép kín có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng biệt. Bộ Lao động sẽ trợ cấp một phần chi phí cách ly y tế.
  1. Thanh tra các công ty tiềm ẩn rủi ro cao: Bộ Lao động cùng chính quyền các địa phương đã bắt đầu tiến hành kiểm tra tổng cộng 1.168 ký túc xá trên 50 người ở của các công ty có thuê dùng lao động di trú, dự kiến sẽ hoàn tất việc thanh tra vào ngày 10/6.
  1. Trợ cấp cách ly cho lao động di trú và giảm tải các ký túc xá: Bộ Lao động sẽ trợ cấp một phần chi phí cho các biện pháp chống dịch cần thiết của chủ sử dụng lao động, bao gồm chi phí trong thời gian cách ly sau khi lao động di trú được đưa đi xét nghiệm sàng lọc, và khuyến khích chủ sử dụng lao động giảm bớt số lượng lao động di trú của mỗi phòng trong ký túc xá và chuyển đến ở tại các tòa nhà cho thuê, khách sạn thông thường hoặc khách sạn chống dịch, đồng thời hỗ trợ chính quyền địa phương tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp.
  1. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch: Ngày 6/6, thông qua việc chủ động tuyên truyền trên ứng dụng “Line@E-LINE”, đăng tin trên các trang báo, trang web về quyền lợi người lao động di trú, trang Facebook đường dây nóng 1955 và các đài phát thanh đa ngôn ngữ để kêu gọi người lao động di trú không đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đồng thời cũng nhắc nhở, tất cả những lao động di trú làm công việc giúp việc, chăm sóc trong các hộ gia đình tại khu vực Đào Viên - Tân Trúc - Miêu Lật nếu không thật sự cần thiết thì không nên đi ra ngoài, cố gắng ở yên trong nhà, nên có vấn đề về sức khỏe hoặc có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm thì nhanh chóng đi kiểm tra sàng lọc nhanh. 

Xem thêm: Đài Nam sáng lập trang web tổng hợp thông tin COVID-19 giúp người dân nhanh chóng nắm bắt thông tin dịch bệnh

Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương đưa ra 2 biện pháp ứng phó đối với các trường hợp lao động di trú lây nhiễm theo nhóm. (Nguồn ảnh: Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan)  Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương đưa ra 2 biện pháp ứng phó đối với các trường hợp lao động di trú lây nhiễm theo nhóm. (Nguồn ảnh: Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan)

  • Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương đưa ra 2 biện pháp ứng phó đối với các trường hợp lao động di trú lây nhiễm theo nhóm
  1. Làm vệ sinh ký túc xá có ca lây nhiễm và kiểm soát ra vào ký túc xá: Hỗ trợ làm vệ sinh khu nhà vệ sinh, phòng tắm dùng chung của ký túc lao động di trú. Một số lao động di trú sẽ được đưa đến trạm kiểm dịch tập trung, một số khác sẽ cách ly trong các phòng khép kín có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng. Số còn lại nghiêm cấm đi ra bên ngoài cũng như hạn chế đi ra khỏi phòng ở.
  1. Kịp thời quan tâm và động viên lao động di trú: Bắt đầu từ ngày 6/6, các nhân viên song ngữ sẽ có mặt tại các văn phòng chỉ huy để hỗ trợ thông dịch tư vấn về dịch bệnh, quan tâm đến tình hình theo dõi sức khỏe hàng ngày, và khởi động cơ chế quan tâm lao động di trú đang cách ly. Đội ngũ nhân viên song ngữ của đường dây nóng 1955 sẽ chủ động gọi điện thoại hỏi thăm và động viên tinh thần của lao động di trú đang tiến hành cách ly, đồng thời còn cung cấp bộ dụng cụ phòng chống dịch (nhiệt kế, khẩu trang, vật dụng khử trùng, đồ ăn vặt quê nhà của lao động di trú, thông tin đường dây nóng 1955, ứng dụng “Line@E-LINE”).

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading