img
:::
Tin tức đời sống

Không chỉ có người Hoa, mà người Việt cũng có tập tục đi chùa cầu bình an dịp Tết Nguyên đán

Không chỉ có người Hoa, mà người Việt cũng có tập tục đi chùa cầu bình an dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Không chỉ có người Hoa, mà người Việt cũng có tập tục đi chùa cầu bình an dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Tết Nguyên Đán không chỉ được người dân Đài Loan coi trọng, mà dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, từ bao đời nay trong tâm thức của người Việt, Tết cũng là một ngày lễ vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang ý nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên thời gian thấm thoát thoi đưa, nhiều tập tục trong ngày Tết Âm lịch của Việt Nam ngày nay đã khác xa với người Hoa, nhưng về cơ bản vẫn lưu giữ được không ít giá trị văn hóa truyền thống, như ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc.

 

Văn hóa đi lễ chùa của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt so với Đài Loan, ví dụ như thờ phụng thần phật hay tập tục cúng bái. Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Hơn 70% người Việt Nam tin vào các tín ngưỡng dân gian hoặc không có tôn giáo nhất định, 12% theo Phật giáo và 6.8% theo Thiên Chúa giáo. Tôn giáo dân gian tại Việt Nam không giống như Thiên Chúa giáo có hệ thống tổ chức tôn giáo rõ ràng mà là sự kết hợp giao thoa giữa quan niệm truyền thống về “ linh hồn” và Đạo giáo cũng như Nho giáo cũng người Hoa, hình thành nên văn hóa tôn giáo đặc sắc của dân tộc.

 

Trang dangcongsan.vn cho biết thêm, đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ. Không biết từ bao giờ, con người hướng tâm hồn vào nơi cửa Phật, tới giáo lý nhà Phật. Không ai biết ngôi chùa đầu tiên được dựng ở đâu, vào thời gian nào, nhưng cứ có làng là có chùa. Ngôi chùa trong quá khứ hay hiện tại đều là những thực thể sống động mà ở đó, mỗi người có thể tự tìm và hiểu thêm về những ẩn sâu chất chứa trong bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading