img
:::
Tin tức đời sống

Chủ sử dụng và môi giới sẽ bị phạt nặng nếu người được chăm sóc đã qua đời mà vẫn nộp hồ sơ xin cấp phép tuyển dụng lao động mới

Chủ sử dụng và môi giới sẽ bị phạt nặng nếu người được chăm sóc đã qua đời mà vẫn nộp hồ sơ xin cấp phép tuyển dụng lao động mới

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】 Biên tập / Trịnh Đức Mạnh

Lao động di trú ngoài làm việc trong các công xưởng của Đài Loan thì còn một bộ phận không nhỏ làm công việc chăm sóc người già, bệnh nhân trong các hộ gia đình. Nhưng gần đây, có nhiều trường hợp sau khi người được chăm sóc đã qua đời mà chủ sử dụng hoặc công ty môi giới vẫn nộp hồ sơ xin tuyển dụng lao động di trú mới với Bộ Lao động. Ông Trần Tín Du, Cục trưởng Cục lao động thành phố Đài Bắc nhắc nhở rằng sau khi người được chăm sóc qua đời, chủ sử dụng phải thông báo ngay cho công ty môi giới, không được gửi hồ sơ xin tuyển dụng lao động mới. Nếu không sẽ vi phạm điều luật cung cấp thông tin sai lệch trong việc xin cấp phép tuyển dụng lao động di trú. Mức phạt tối thiểu là 300.000 Đài tệ và cao nhất là 1,5 triệu Đài tệ theo quy định của Luật dịch vụ việc làm.

Xem thêm : Bộ phim ngắn “Từ trái tim đến trái tim” do học sinh trường THCS Lục Gia thực hiện đã vinh dự đạt giải “Dự án dệt ước mơ”

Theo thống kê của Cục Lao động, trong ba năm trở lại đây, tổng cộng có 5 trường hợp chủ sử dụng lao động có các hành vi vi phạm quy định Khoản 5, Mục số 2, Điều 5 của Luật Dịch vụ Việc làm, và tổng số tiền phạt lên tới 1,5 triệu Đài tệ. Ngoài ra, tổng cộng có 11 trường hợp công ty môi giới vi phạm quy định Khoản 8, Mục 1, Điều 40 của Luật Dịch vụ Việc làm, với tổng số tiền phạt là 3,3 triệu Đài tệ.

Ông Trần Tín Du, Cục trưởng Cục Lao động thành phố Đài Bắc chỉ ra rằng ban đầu chủ sử dụng đủ điều kiện để thuê người nước ngoài đến chăm sóc người nhà, nhưng khi người nhà qua đời chủ sử dụng sẽ bị hủy bỏ tư cách tuyển dụng lao động, vì vậy họ không thể nộp đơn lên Bộ Lao động để xin cấp phép tuyển dụng lao động di trú; theo Khoản 5, Mục số 2, Điều 5 của Luật Dịch vụ Việc làm quy định rằng nếu chủ sử dụng khi tiến hành xin giấy phép tuyển dụng, nhập khẩu, hoặc quản lý lao động di trú, nếu cung cấp thông tin hoặc giấy khám sức khỏe sai lệch thì theo quy định Mục 1, Điều 65 của Luật dịch vụ việc làm sẽ phạt tiền thấp nhất là 300.000 Đài tệ, cao nhất là 1,5 triệu Đài tệ.

Xem thêm: Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi chung tay bảo vệ Trái đất, nỗ lực đưa lượng khí thải carbon xuống mức “0” vào năm 2050

Ngoài ra, nếu công ty môi giới không đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong quá trình xử lý công việc của mình, khiến chủ sử dụng vi phạm pháp luật và gây thiệt hại tới quyền lợi của lao động di trú, thì thấp nhất sẽ bị xử phạt 60.000 Đài tệ và cao nhất là 300.000 Đài tệ. Nếu khi được ủy thác để tiến hành xin giấy phép tuyển dụng, nhập khẩu, hoặc quản lý lao động di trú mà cung cấp thông tin hoặc khám sức khỏe sai lệch, mức phạt có thể lên tới 300.000 đến 1,5 triệu Đài tệ.

Công ty môi giới trong quá trình xử lý các dịch vụ việc làm cho lao động di trú phải hỗ trợ chủ sử dụng xác minh các tài liệu hợp pháp và xác thực, đồng thời điền vào các biểu mẫu liên quan theo quy định và có nghĩa vụ xác minh xem thông tin được cung cấp có phù hợp với tình hình hiện tại vào thời điểm đó hay không, để tránh trường hợp vi phạm pháp luật dẫn đến cả hai bên phải đối mặt với những khoản tiền phạt khổng lồ.

 

Chủ sử dụng và môi giới sẽ bị phạt nặng nếu người được chăm sóc đã qua đời mà vẫn nộp hồ sơ xin cấp phép tuyển dụng lao động mới. (Ảnh: trích dẫn từ  《現代保險》

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading