img
:::

“We are family” tập 2: Sẵn sàng hy sinh cho một cuộc sống đa nhiệm

Chị Hàn Nhạc Hồng, tân di dân đến từ tỉnh An Huy. (Ảnh: Lấy từ video chương trình “We are family”)
Chị Hàn Nhạc Hồng, tân di dân đến từ tỉnh An Huy. (Ảnh: Lấy từ video chương trình “We are family”)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Sở Di dân thuộc Bộ Nội chính ra mắt chương trình mới mang tên “We are family” (tên tiếng Trung: 我們一家人 臺灣新住力). Hy vọng thông qua các cuộc phong vấn chuyên sâu, có thể mang đến một góc nhìn chân thực hơn về bức tranh cuộc sống của tân di dân, đồng thời ghi lại những sắc thái văn hóa đa màu đến từ nhiều quốc gia khác nhau đang hiện hữu tại Đài Loan.

Khách mời trong tập “Sẵn sàng hy sinh cho một cuộc sống đa nhiệm” là 3 tân di dân dịu dàng nhưng cũng không kém phần dũng cảm. Họ là những người phụ nữ dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đồng thời, luôn sẵn sàng phát huy tài năng, sở trường của bản thân để cống hiến cho xã hội.

Đài Loan đang dần bước vào thời kỳ già hóa dân số, các cơ sở chăm sóc dài hạn được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của người dân. Cơ sở chăm sóc tại Xing-fu, Xi-zhi, Tân Bắc là một trong số đó. Người phụ trách của cơ sở này là chị Hàn Nhạc Hồng, tân di dân đến từ tỉnh An Huy. Đây là trung tâm thứ 3 do chị thành lập.

Mặc dù đã quen với công việc, nhưng để có được thành công như ngày hôm nay đòi hỏi một sự nỗ lực vô cùng lớn. Từ việc sắp xếp khóa học đến tìm kiếm nhân lực, đều do chị Hồng một tay lo liệu. Người lớn tuổi được chị chăm sóc đều bày tỏ vô cùng hạnh phúc, họ xem chị như chính con gái của mình.

Xem thêm: Sở Di dân khởi quay chương trình mới, ghi lại cuộc sống chân thực của tân di dân tại Đài Loan

Chị Phan Hỷ Linh, tân di dân đến từ Campuchia. (Ảnh: Lấy từ video chương trình “We are family”)

Tại Đài Loan, nứa là nguyên liệu chính được dùng để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trong khi đó, tại Campuchia, bèo nước chủ yếu được dùng để làm túi xách thủ công. Tân di dân Phan Hỷ Linh đến từ Campuchia đã rất nhanh nhạy, kết hợp hai loại nguyên liệu này để sáng tạo nên thương hiệu túi xách thủ công riêng của mình. Chị còn nhận lời mời giảng dạy tại Đài Loan, hy vọng qua đó có thể kết hợp, lưu giữ những giá trị văn hóa đẹp đẽ của hai nước.

Xem thêm: Công ty Nước Đài Loan cảnh báo bẫy lừa đảo quảng cáo tuyển dụng nhân viên ghi số nước với mức lương khủng trên Facebook

Chị Trần Tập Trân, tân di dân đến từ tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh: Lấy từ video chương trình “We are family”)

Chị Trần Tập Trân đến từ tỉnh Tứ Xuyên đã có thời gian sinh sống tại Đài Loan nhiều năm. Cuộc đời chị trải qua nhiều thăng trầm từ nỗi đau mất chồng, con gái bị tự kỷ khi chỉ mới 5 tuổi, hay bản thân bị chẩn đoán mắc ung thư. Nhưng với bản tính mạnh mẽ, chị bắt đầu tìm hiểu về hội chứng Asperger để giúp con gái bị tự kỷ nặng có thể hòa nhập với xã hội.

Chị Trân cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giáo dục, đào tạo trẻ tự kỷ và giành được nhiều chứng chỉ chuyên môn, trở thành diễn giả nâng cao nhận thức cho mọi người về trẻ tự kỷ. Từ tình yêu nhỏ chị chuyển hóa nó thành tình yêu lớn, nhằm xây dựng mạng lưới hỗ trợ các gia đình có trẻ mắc hội chứng Asperge.

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=g-YMPyV-gJg

Tin hot

回到頁首icon
Loading