img
:::

Nhu cầu về nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong và ngoài nước ngày càng cao

Nhu cầu về nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong và ngoài nước ngày càng cao

Từ năm 2018, Nhật Bản có những đơn đặt hàng, tiếp nhận các thực tập sinh hộ lý, chăm sóc viên Việt Nam sang làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão để chăm sóc bệnh nhân, người già. Nhu cầu tuyển dụng các chăm sóc viên tại các quốc gia có dân số già như Nhật Bản, Hàn Quốc luôn tăng trong những năm qua. 

Bà Nguyễn Mai Phương, Giám đốc chương trình Chăm sóc viên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cung ứng nhân lực JHL Việt Nam (JHL Việt Nam) cho biết, trong khoảng ba năm trở lại đây, nhu cầu chăm sóc viên làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão tại nước ngoài, tiêu biểu như Nhật Bản gia tăng nhanh chóng. Đây là ngành có số lượng thực tập sinh được tiếp nhận hằng năm rất lớn, với nhu cầu hàng chục nghìn nhân lực mỗi năm. 

Còn trong nước, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Dự báo đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số. Và đến năm 2050, Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già tương đương Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Trong quá trình già hóa dân số, nhu cầu được chăm sóc của người cao tuổi ngày càng cao và là một thách thức rất lớn với hệ thống an sinh xã hội nói chung và hệ thống chăm sóc người cao tuổi nói riêng. 

Ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo, thiếu nhân viên chăm sóc người cao tuổi đang tồn tại và có khả năng sẽ cấp thiết hơn trong tương lai. Nhu cầu này không chỉ với nước ngoài mà còn ngay cả trong nước. 

Thực tế, tại Việt Nam, việc sử dụng nhân viên chăm sóc sức khỏe chỉ có ở một số bệnh viện, viện dưỡng lão còn việc chăm sóc chủ yếu dựa vào người trong gia đình, người quen hoặc người thuê về chăm sóc, đặc biệt tại các hộ gia đình. Nhiều người không có kiến thức, kỹ năng, đào tạo chuyên môn để chăm sóc bệnh nhân, người già. Do đó, nhân lực chăm sóc viên được chuẩn hóa trong 5 năm, 10 năm hoặc về lâu dài sẽ ngày càng là nhu cầu cấp thiết.

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng, chăm sóc viên, bởi vì nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng trong nước sẽ thiếu khoảng hơn 50 nghìn người. 

Vì vậy, theo ông Đào Trọng Độ, nếu chúng ta không có sự chuẩn bị về chương trình đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nhân lực ngay từ bây giờ thì sẽ không kịp.“Đây là một nghề mới, trong xã hội được công nhận thì tạo ra cơ hội rất lớn, tạo ra công ăn việc làm lớn cho người lao động. Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta rất cần có những mô hình có thể cung ứng nguồn nhân lực này một cách bài bản từ khâu tuyển chọn, đào tạo, kết nối giải quyết việc làm”, ông Độ nhấn mạnh.

 

Nguồn: nhandan

ảnh minh họa (ảnh từ internet

ảnh minh họa (ảnh từ internet

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading