img
:::

Tết Đoan Ngọ qua 3 miền đất nước bằng món ăn cổ truyền – Cơm rựu nếp

Tết Đoan Ngọ qua 3 miền đất nước bằng món ăn cổ truyền – Cơm rựu nếp

Rượu nếp là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của cả người dân 3 miền, món ăn cổ truyền trong dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) qua 3 miền đất nước lại mang những hương vị rất khác nhau.

Cơm rượu nếp miền Bắc

Được nấu bằng gạo nếp lức hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt để nấu. Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra nia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.

Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót một lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để không bị ứ nước khi cơm nếp lên men thành rượu sau đó. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên một chiếc bát trong khoảng 2 ngày.

Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.

Cơm rượu miền Trung

Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn.Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút.

Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.

Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau một ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.

Cơm rượu nếp miền Nam

Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.

Cơm rượu nếp ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không giã tróc lớp cám bao quanh hạt gạo (còn gọi là nếp lứt, nếp lật). Khi racơm rượu nếp, các hạt có màu vàng như màu hoa ngâu. Nhiều nơi còn dùng xôi gấc để chế biến cơm rượu nếp gấc có màu đỏ đẹp mà giá trị dinh dưỡng cũng tăng thêm.

 

Nguồn: Theo aFamily, baobacgiang

cơm rựu nếp cẩm (ảnh: internet

cơm rựu miền Nam (ảnh: internet

cơm rựu nếp lứt (ảnh: nauankhongkho

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading