img
:::

Đài Loan và nhiều quốc gia trên thế giới chung tay bảo vệ môi trường, cấm sử dụng ly bằng nhựa xốp dùng một lần

Đài Loan và nhiều quốc gia trên thế giới chung tay bảo vệ môi trường, cấm sử dụng ly bằng nhựa xốp dùng một lần. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Đài Loan và nhiều quốc gia trên thế giới chung tay bảo vệ môi trường, cấm sử dụng ly bằng nhựa xốp dùng một lần. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo bài đăng trên trang baomoi.com cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách loại bỏ tất cả rác thải nhựa có thể thay thế, trong đó có các loại đồ nhựa dùng một lần như cốc, đĩa, dao nhựa...Theo đó, bắt đầu từ năm sau, các cửa hàng cà phê và nhà hàng tại Hàn Quốc sẽ bị cấm sử dụng các sản phẩm dùng một lần như cốc giấy, ống hút nhựa. Lệnh cấm nhằm giảm rác thải nhựa đang ngày càng nhiều trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành. Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần từ tháng 8/2018. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Seoul đã ban hành sắc lệnh cho phép sử dụng các sản phẩm dùng một lần do lo ngại nguy cơ lây nhiễm virus từ các sản phẩm tái sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các các sản phẩm dùng một lần gia tăng trong đại dịch buộc nước này phải xóa bỏ sắc lệnh trên. Ước tính mỗi năm xứ sở kim chi sử dụng khoảng 3,3 tỷ cốc nhựa dùng một lần.

Xem thêm: Đài Loan bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 mũi tăng cường từ ngày 24/12

Đối với các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh thì từ năm 2023 phải cung cấp ly sử dụng nhiều lần, lượng ly dùng một lần phải giảm ít nhất 15% mỗi năm. (Nguồn ảnh: Pixabay)Đối với các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh thì từ năm 2023 phải cung cấp ly sử dụng nhiều lần, lượng ly dùng một lần phải giảm ít nhất 15% mỗi năm. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Còn tại Anh, Chính phủ kêu gọi hạn chế các nguồn ô nhiễm nhựa khác, như khăn ướt, đầu lọc thuốc lá, gói và cốc dùng một lần. Việc cấm nhựa trong các mặt hàng này có thể được đưa vào như một biện pháp chính sách trong tương lai. New South Wales - bang lớn nhất tại Australia cũng vừa trở thành bang thứ 3 của nước này quyết định cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, với mục tiêu tăng cường bảo vệ môi trường, tránh lãng phí. Theo luật mới vừa được Quốc hội bang New South Wales thông qua, bắt đầu từ tháng 6/2022, bang New South Wales sẽ cấm sử dụng các loại túi ni lông nhẹ. Từ tháng 11/2022, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần sẽ bị cấm bao gồm các loại ống hút, dao dĩa, bát, đĩa, bao bì đựng thực phẩm làm từ nhựa polystyrene giãn nở (EPS) và các hạt vi nhựa sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm.Bên cạnh việc ban hành lệnh cấm nhựa không thể tái chế, bang New South Wales dự kiến sẽ chi 365 triệu AUD trong 5 năm tới để giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Từ đầu tháng 9 vừa qua, lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần theo lộ trình của bang Queensland bắt đầu có hiệu lực. Trước đó từ đầu năm nay, lệnh cấm tương tự đã được áp dụng tại bang Nam Australia. Các cá nhân vi phạm sẽ bị phạt 315 AUD và tổ chức không thực hiện lệnh cấm sẽ bị áp dụng mức phạt lên đến 20.000 AUD.

Xem thêm: Đài Loan và Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc thi thiết kế tour du lịch "Booking your next trip"

Từ ngày 1/7/2022, các cửa hàng bán đồ uống của Đài Loan không được cung cấp ly nhựa dùng một lần bằng nhựa xốp (như Polystyrene). (Nguồn ảnh: Pixabay)Từ ngày 1/7/2022, các cửa hàng bán đồ uống của Đài Loan không được cung cấp ly nhựa dùng một lần bằng nhựa xốp (như Polystyrene). (Nguồn ảnh: Pixabay)

Tại Đài Loan, vào ngày 22/12 vừa qua, Sở Bảo vệ môi trường - Viện Hành chính đã đưa ra dự thảo quy định từ tháng 7 năm 2022 tới đây sẽ cấm sử dụng ly dùng một lần làm bằng vật liệu nhựa, xốp. Đối với các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng thức ăn nhanh thì từ năm 2023 phải cung cấp ly sử dụng nhiều lần, lượng ly dùng một lần phải giảm ít nhất 15% mỗi năm. Theo đó, từ ngày 1/7/2022, các cửa hàng bán đồ uống không được cung cấp ly nhựa dùng một lần bằng nhựa xốp (như Polystyrene). Nếu các cửa hàng vi phạm, một lần sẽ phạt từ 1.200 đến 6.000 Đài tệ. Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng tự chuẩn bị ly (mang theo đồ đựng) thì các cửa hàng phải giảm giá ít nhất là 5 Đài tệ.

Tin hot

回到頁首icon
Loading