img
:::

Tết Ông Công – Ông Táo của người Việt Nam

Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. (Nguồn ảnh: Báo điện tử Việt Nam)
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. (Nguồn ảnh: Báo điện tử Việt Nam)

Theo bài đăng trên trang bnews.vn cho biết, tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Trong ngày Tết cổ truyền này có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết. Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa đó. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.

Xem thêm: Di dân mới người Việt cùng mẹ chồng tâm huyết với nghề trồng dâu tây tại huyện Miêu Lật

Theo quan niệm của người Việt, Táo quân gồm có 3 vị, hai ông và một bà. (Nguồn ảnh: Báo điện tử)Theo quan niệm của người Việt, Táo quân gồm có 3 vị, hai ông và một bà. (Nguồn ảnh: Báo điện tử)

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của con người. Và hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Xem thêm: Toàn Đài Loan nghiêm cấm vào thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế do tình hình dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát trở lại

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời, bởi thế vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời, bởi thế vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Trang bnews.vn cho biết thêm, đồ lễ để cúng ông Công, ông Táo thường có một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Ngoài ra còn có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu; cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... Tuy nhiên, thực tế tùy theo khả năng của từng gia đình, các gia đình có thể cúng mâm cỗ chay. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng. Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Một số gia đình có thể mua cá chép giấy, tuy nhiên phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

 

Tin hot

回到頁首icon
Loading