img
:::
Tổng quan tin tức

Báo chí Đài Loan đánh giá cao về khả năng thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2022

Báo chí Đài Loan đánh giá cao về khả năng thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)
Báo chí Đài Loan đánh giá cao về khả năng thu hút đầu tư và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Theo bài đăng trên trang nhandan.vn cho biết, trang mạng digitimes.com.tw của Đài Loan vừa có bài đăng phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, trong đó đánh giá, dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nhưng kinh tế Việt Nam đã không bị kìm hãm mà vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực, giữ vững vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu trong năm 2022. Theo đánh giá của tác giả bài viết, nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong ASEAN. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam đã vượt qua nhiều cường quốc và đứng trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động. Về điện tử, Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về xuất khẩu và gia công phần mềm, đứng thứ 6 trong lĩnh vực trò chơi máy tính. Trong lĩnh vực sản xuất ô-tô, Việt Nam đang có xu thế rõ rệt chuyển hướng sang phát triển xe điện. Dự đoán, đến năm 2030, người Việt Nam sẽ mua một triệu xe mỗi năm và số lượng xe điện sẽ còn tăng lên. Những thay đổi trong chuỗi sản xuất ô-tô đã mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh kiện xe điện toàn cầu.

Xem thêm: Bộ Lao động triển khai “Chương trình tái thích nghi học tập tại nơi làm việc” trợ giúp di dân mới tìm kiếm việc làm ổn định

Nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong ASEAN. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong ASEAN. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vị thế của đất nước trong thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang liên tục phát triển và trở thành lựa chọn ưu tiên cho sản xuất trong khu vực. Ngày càng có nhiều công ty tìm cách đầu tư vào khu vực ASEAN hoặc các thị trường khác. Trong số các quốc gia có ưu thế cạnh tranh về đầu tư, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Các chuyên gia dự đoán, nhờ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các khoản đầu tư của ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore dự kiến sẽ tăng lên. Một phân tích của Viện kinh tế quốc tế Peterson cho thấy, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. Từ nay đến trước năm 2030, mỗi năm thỏa thuận này sẽ bổ sung từ 2-4 tỷ USD cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ là nước ASEAN được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, có thể do ngành xuất khẩu với những ưu thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ hội nhập mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị khu vực. 

Xem thêm: Sở Di dân bắt đầu tiếp nhận hồ sơ “Chương trình bồi dưỡng nhân lực dành cho di dân mới, con em của di dân mới và học bổng năm học 2022”

Dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nhưng kinh tế Việt Nam đã không bị kìm hãm mà vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nhưng kinh tế Việt Nam đã không bị kìm hãm mà vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực. (Nguồn ảnh: kho ảnh Pixabay)

Trang nhandan.vn cho biết thêm, trong khi đó, trang Capital.com của Anh ngày 14/2 đăng bài nhận định, Việt Nam được kỳ vọng trở thành nước hưởng lợi đáng kể từ RCEP, có hiệu lực vào đầu năm 2022. Theo báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh, các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, hội nhập thương mại giữa Việt Nam và các thành viên RCEP đã ở mức cao và sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định, tăng vốn FDI. Theo báo cáo, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn và được xếp vào tốp ba nước nhận nhiều FDI nhất trong ASEAN+6 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading