img
:::

Chính sách ứng biến dịch Covid-19 các quốc gia dành cho lao động Việt Nam

Chính sách ứng biến dịch Covid-19 các quốc gia dành cho lao động Việt Nam

Tại Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, khoảng 48.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã ban hành chính sách mới đối với lao động hết hạn hợp đồng, cho phép gia hạn thêm 5 tháng nếu người lao động có nhu cầu tiếp tục làm việc.

Tại Nhật Bản

Đến cuối tháng 6-2019 có gần 372.000 người Việt Nam đang sinh sống, trong đó có 236.000 lao động, thực tập sinh đang làm việc, thực tập trong các nhà máy, xí nghiệp tại tất cả 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Để tạo điều kiện cho lao động, thực tập sinh Việt Nam sắp hết hạn cư trú nhưng không thể về nước đúng hạn được ở lại Nhật Bản (tránh tình trạng cư trú bất hợp pháp vì lý do bất khả kháng), ngày 3-4 cơ quan chức năng Nhật Bản đã thông báo nước này cho phép lao động nước ngoài được chuyển đổi tư cách lưu trú thành“khách du lịch ngắn hạn (thời hạn 30 ngày, không được làm việc)”hoặc“những hoạt động được chỉ định (thời hạn 1 tháng, có thể làm việc)”.

Thời hạn lưu trú cũng sẽ được kéo dài từ 30 ngày thành 90 ngày đối với“khách du lịch ngắn hạn”và 1 tháng thành 3 tháng đối với“hoạt động được chỉ định”.

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua ngân sách hỗ trợ 100.000 yen/lao động (khoảng 20 triệu đồng) cho những người cư trú hợp pháp tại Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch.

Dự kiến trong tháng 5-2020, tiền hỗ trợ sẽ được chuyển tới các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận lao động sẽ hướng dẫn cho thực tập sinh và lao động thủ tục nhận khoản tiền trên. Nếu nghi nhiễm bệnh đi khám, xét nghiệm mà không phải do COVID-19 sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, nếu bị nhiễm bệnh phải điều trị thì Nhà nước Nhật sẽ chịu chi phí này.

Tại Đài Loan

Hiện có gần 225.000 lao động Việt Nam đang làm việc. Đến nay chưa phát hiện lao động Việt Nam làm việc tại đây bị nhiễm COVID-19. Người lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan vẫn ổn định, mức thu nhập khoảng 750 USD/tháng, chưa kể làm thêm giờ.

Hiện lao động nước ngoài vẫn được phép nhập cảnh Đài Loan, nhưng phải khai báo địa chỉ và số điện thoại tại Đài Loan để chịu giám sát và cách ly. Người lao động bắt buộc phải được người của Bộ Lao động Đài Loan tại trạm dịch vụ sân bay đón, tránh việc người lao động sử dụng các phương tiện giao thông công cộng di chuyển về địa điểm của chủ sử dụng lao động.

Trong thời gian cách ly, chủ sử dụng lao động phải trả tiền ăn, ở cho người lao động; tiền lương của người lao động sẽ do chủ sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được về mức tiền lương trong thời gian cách ly, người lao động có thể xin trợ cấp của chính quyền Đài Loan với mức 1.000 đài tệ/ngày cách ly.

 

Nguồn: cuoituan.tuoitre

Nhóm thiện nguyện hỗ trợ thực phẩm cho lao động Việt Nam khó khăn tại Malaysia. Ảnh: C.Cường

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading