img
:::

Trợ giúp di dân mới phát triển sản xuất nông nghiệp và đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân

Loại khoai lang "Tainong số 57" nổi tiếng được trồng tại Trang trại khoai lang Kiệt Lạc. (Nguồn ảnh: Facebook Hợp tác xã Nam Thuần)
Loại khoai lang "Tainong số 57" nổi tiếng được trồng tại Trang trại khoai lang Kiệt Lạc. (Nguồn ảnh: Facebook Hợp tác xã Nam Thuần)

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Các sinh viên của Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo của trường Đại học Khoa học kỹ thuật Côn Sơn (崑山科技大學) – thành phố Đài Nam đã thành lập "Hợp tác xã Nam Thuần", hy vọng thiết lập một chuỗi liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp mà di dân mới đang quảng bá và hợp tác với các chuyên gia nông nghiệp tại địa phương của làng Thủy Lâm - huyện Vân Lâm. Hợp tác xã Nam Thuần cùng với Trang trại khoai lang Kiệt Lạc và Hiệp hội Chị em di dân mới đã hợp tác sáng tạo các món ăn từ khoai lang để cung cấp cho các bữa ăn và tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.

Xem thêm: Sở Di dân đẩy mạnh xúc tiến các khóa học công nghệ thông tin kỹ thuật số miễn phí dành cho di dân mới

Trang trại khoai lang Kiệt Lạc hiện đã được truyền đến đời thứ 4. Với sự thay đổi của thời đại và sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khiến cho hàng hóa bắt đầu xuất hiện tình trạng tồn đọng, rồi bị thu mua với giá bèo bọt. Vợ của ông chủ trang trại này là cô Từ Tiểu Hoa – di dân mới người Hồ Nam, Trung Quốc. Sau khi kết hôn qua Đài Loan, cô Từ Tiểu Hoa bắt đầu tiếp xúc với công việc đồng áng. Đối diện với thực trạng công việc kinh doanh của gia đình gặp nhiều khó khăn, cô đã bắt đầu suy nghĩ tìm cách giúp đỡ gia đình. Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, cô đã cho ra đời các sản phẩm khoai lang sấy, khoai lang chiên giòn...giúp khoai lang biến thành các sản phẩm gia công phong phú đa dạng hơn, từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Xem thêm: Đài Loan kiến nghị người dân trên 18 tuổi đã tiêm hai mũi vắc-xin ngừa COVID-19 và đủ 12 tuần thì nhanh chóng đi tiêm mũi tăng cường

Các sinh viên của trường Đại học Khoa học kỹ thuật Côn Sơn đã thành lập "Hợp tác xã Nam Thuần" thiết lập một chuỗi liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp. (Nguồn ảnh: Facebook Hợp tác xã Nam Thuần)Các sinh viên của trường Đại học Khoa học kỹ thuật Côn Sơn đã thành lập "Hợp tác xã Nam Thuần" thiết lập một chuỗi liên kết sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp. (Nguồn ảnh: Facebook Hợp tác xã Nam Thuần)

Số lượng di dân mới của làng Thủy Lâm chiếm khoảng 1/10 tổng dân số địa phương. Thông qua việc tập hợp các thương hiệu khởi nghiệp thành công của địa phương, Hợp tác xã Nam Thuần đã giúp bộc phát tiềm năng của những di dân mới. Cũng qua hoạt động chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp hợp tác với Trang trại khoai lang Kiệt Lạc này sẽ cung cấp cho những di dân mới có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương trải nghiệm các món ăn của quê hương họ, và thông qua các hoạt động giao lưu và học hỏi có thể giúp nâng cao nhận thức về các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading