Nhằm nâng cao nguyện vọng tiêm chủng vắc-xin của người dân, mở rộng hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêm vắc-xin, Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương Đài Loan đã ra thông báo về việc thực hiện “chế độ phép nghỉ tiêm phòng không hưởng lương”. Dựa theo các thông tin từ Bộ Lao động, ban biên tập của【Thời báo Di dân mới toàn cầu】đã tổng hợp một số câu hỏi và câu trả lời liên quan đến quyền lợi phòng chống dịch bệnh của người lao động, để quý vị độc giả có thể tìm hiểu thêm và nắm rõ hơn các thông tin liên quan.
Câu hỏi số 1: Đối tượng áp dụng chế độ “nghỉ tiêm phòng không hưởng lương”?
Trả lời: Người lao động hoặc viên chức nhà nước (viên chức các cơ quan tư nhân cũng được áp dụng)
Câu hỏi số 2: Thời gian nghỉ phép tiêm phòng là khi nào?
Trả lời: trong vòng 24 giờ kể từ ngày tiêm phòng đến ngày hôm sau (trước và sau khi tiêm phòng nếu xuất hiện các phản ứng phụ), đều có thể xin nghỉ phép tiêm phòng.
Câu hỏi số 3: Cần cung cấp giấy tờ chứng nhận gì để được tính là nghỉ phép tiêm phòng?
Trả lời: sau khi tiêm phòng xong, chỉ cần cung cấp “Phiếu ghi chép tiêm phòng vắc-xin COVID-19” là được, không cần cung cấp giấy chẩn đoán hay bất kỳ chứng nhận gì nào khác.
Trong vòng 24 giờ kể từ ngày tiêm phòng đến ngày hôm sau (trước và sau khi tiêm phòng nếu xuất hiện các phản ứng phụ), đều có thể xin nghỉ phép tiêm phòng. (Nguồn ảnh:《聯合報》)
Câu hỏi số 4: Các hạng mục quyền lợi được đảm bảo là gì?
Trả lời: (1) Những người đáp ứng đủ điều kiện được nghỉ phép tiêm phòng thì chủ sử dụng phải phê duyệt cho nghỉ phép, không được tính là nghỉ vô phép, hoặc bắt buộc người lao động đồng ý tính là nghỉ việc riêng hoặc các loại phép nghỉ khác, và cũng không được trừ tiền thưởng chuyên cần, không được chấm dứt hợp đồng hoặc có bất kỳ hành vi nào gây bất lợi cho người lao động. (2) Ngoài ra, do việc tiêm phòng không thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng, nên người lao động không được bắt buộc chủ sử dụng phải trả lương trong thời gian nghỉ phép tiêm phòng, chủ sử dụng và người lao động có thể tự thỏa thuận để thống nhất xử lý. (3) Nếu chủ sử dụng trừ tiền thưởng chuyên cần, sẽ bị xử lý theo tội danh vi phạm quy định không trả đủ số tiền lương theo Điều 22 của Luật Lao động; nếu người lao động bị ép buộc phải nghỉ phép năm, phép bệnh hoặc nghỉ việc riêng thì sẽ vi phạm Điều 38 hoặc Điều 43 của Luật Lao động, mức phạt sẽ từ 20.000 Đài tệ đến 1 triệu Đài tệ.
Câu hỏi số 5: Nếu đã vượt quá khoảng thời gian được nghỉ phép tiêm phòng mà vẫn cảm thấy không khỏe thì phải xin nghỉ như thế nào?
Trả lời: (1) Nếu các triệu chứng khó chịu vẫn không thuyên giảm sau khi tiêm phòng, yêu cầu nhanh chóng đi khám, làm rõ nguyên nhân gây các triệu chứng khó chịu và báo cáo lại tình hình theo hướng dẫn của Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương. (2) Nếu đã vượt quá khoảng thời gian được nghỉ phép tiêm phòng mà vẫn thấy không được khỏe phải đi khám và nghỉ tĩnh dưỡng, thì có thể dùng các loại phép thông thường để xin nghỉ.
Câu hỏi số 6: Người lao động sau khi tiêm phòng xong thì chủ sử dụng (chủ doanh nghiệp) khi nào mới được hoạt động trở lại?
Trả lời: Trung tâm Chỉ huy và phòng chống dịch bệnh Trung ương đã thiết lập chính sách và hướng dẫn tiêm phòng vắc-xin đối với người dân Đài Loan và khôi phục hoạt động cho các ngành nghề liên quan, ví dụ như trong “Hướng dẫn quản lý ứng phó phòng chống dịch COVID-19 cho các cơ quan y tế phúc lợi xã hội (trong các khu dân cư)" có nêu rõ “Điều kiện được phục vụ” là tỷ lệ tiêm phòng của tổng thể nhân viên phải đạt 80% thì mới có thể cung cấp các dịch vụ; những người chưa được tiêm phòng hoặc mới tiêm vắc-xin liều đầu tiên chưa đủ 14 ngày, phải cung cấp giấy chứng nhận sàng lọc nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 3 ngày trước khi làm việc. Trong khoảng thời gian cảnh báo dịch bệnh ở cấp độ 3 thì mỗi tuần đều phải cung cấp giấy chứng nhận sàng lọc nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính, chi phí do người lao động tự chi trả.
Do đó, việc chủ sử dụng có được yêu cầu người lao động đi tiêm phòng hay không cần được xử lý theo chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung tâm Chỉ huy. Nếu Trung tâm Chỉ huy không quy định rằng người lao động trong một ngành nghề cụ thể nào phải được tiêm phòng thì chủ sử dụng lao động không được ép buộc người lao động phải tiêm phòng, cũng không được vì người lao động chưa tiêm phòng mà từ chối cung cấp các dịch vụ.
Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đường dây nóng tư vấn và khiếu nại dành cho lao động 1955 của Bộ Lao động Đài Loan. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động Đài Loan)
Trung tâm Chỉ huy nhấn mạnh rằng phép nghỉ tiêm phòng là để cho người lao động hoặc công viên chức có thêm một lựa chọn nghỉ ngơi khi tiêm phòng hoặc sau khi tiêm phòng có xảy ra các phản ứng phụ. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đường dây nóng tư vấn và khiếu nại dành cho lao động 1955 của Bộ Lao động Đài Loan.